Căng thẳng Mỹ – Trung và gợi ý chính sách cho Việt Nam

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (thứ hai từ phải sang) cùng Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan (phải) gặp đại diện ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì (thứ hai từ trái qua) và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị tại đối thoại hai nước ở Anchorage, Alaska hôm 18/3/2021. Reuters
- Quảng Cáo -

Trần Thiên Hùng

2021-03-21

Cuộc đối thoại Mỹ – Trung đầu tiên kể từ khi Biden nhậm chức đã kết thúc trong sự căng thẳng, cáo buộc lẫn nhau của đôi bên và không có tuyên bố chung nào được đưa ra.

Đi thoi M – Trung kết thúc trong căng thng

- Quảng Cáo -

Cuộc đối thoại Mỹ – Trung đầu tiên kể từ khi Biden nhậm chức đã kết thúc trong sự căng thẳng, cáo buộc lẫn nhau của đôi bên và không có tuyên bố chung nào được đưa ra.

Nhiều người đưa ra nhận xét khác nhau về “ngoại giao chiến lang” của Trung Quốc với clip trên CCTV lúc ông Dương Khiết Trì phát biểu, đúng kiểu “phùng mang, trợn mắt” với hành động chỉ trỏ ngón tay như sắp “phang nhau” kiểu “giang hồ Chợ lớn”.

Rất nhiều nhà phân tích đã đưa ra những góc nhìn khác nhau về kết quả của cuộc đối thoại này. Tiến sĩ Phạm Sỹ Thành – một chuyên gia tốt nghiệp ở Trung Quốc nhận định rằng, với cuộc gặp mặt này, Trung Quốc muốn nhắm tới ba nhóm đối tượng chủ yếu, bao gồm: (i) Mỹ, (ii) đồng minh của Mỹ, và (iii) nội bộ Trung Quốc. Tiến sĩ Thành cũng kết luận: “…trong bài test của Mỹ, Trung Quốc đã giành được quyền chủ động. Đừng nghĩ rằng cuộc gặp không có kết quả. Trung Quốc đã có được điều họ cần”.

Viết trên Twitter của mình, Elbridge Colby – Chuyên gia chiến lược của Mỹ viết rằng: “Những gì rút ra được từ cuộc gặp ở Alaska không phải là các vấn đề tranh luận mà là sự tự tin và quyết đoán của Trung Quốc. Rõ ràng họ “biết” họ mạnh”.

Marsin Przychodniak – Chuyên gia về Trung Quốc của Ba lan, làm rõ thêm: “Giọng điệu tự tin của Trung Quốc chủ yếu là bởi vì lý do chính trị nội bộ, chứ không phải là sự ngạo mạn thực sự của kẻ mạnh. Dương Khiết Trì và Vương Nghị chỉ có cách duy nhất để đáp trả lại phía Mỹ như vậy. Bất kỳ sự phản ứng yếu ớt nào sẽ bị xem như là thiếu nhất quán với những gì Trung Quốc đã tuyên truyền”.

Mi đe do t Trung Quc và phng ca khu vc

Trong hai thập kỷ, Trung Quốc là nguyên nhân chính dẫn đến gần như mọi tranh chấp trong khu vực. Từ dãy Himalaya, Đông Nam Á, Biển Đông đến biển Hoa Đông, Trung Quốc trở thành mối đe dọa chính ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Theo đánh giá độc lập của Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), chi tiêu quốc phòng của Bắc Kinh hiện tăng hơn 6 lần so với hồi đầu thiên niên kỷ. Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã vươn từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 2 trên thế giới về tổng chi tiêu quốc phòng. Đây là mức tăng ngoạn mục thể hiện sức mạnh đang lên của Trung Quốc. Cộng với các hành vi và thái độ hung hăng của Trung Quốc, điều này khiến các nước láng giềng của Trung Quốc lo lắng.

Tuy nhiên, nhìn quanh biên giới Trung Quốc, có thể thấy, từ mọi phía, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) phải đối mặt với các đối thủ quân sự vốn có và mới nổi. Ngay cả khi giả định có được thỏa thuận giữa Nga và Trung Quốc (một viễn cảnh luôn có khả năng xảy ra trong tương lai so với thực tại), Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức trên khu vực gọi là vòng cung Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Những nước này, trải dài từ Ấn Độ ở phía Tây Nam đến Nhật Bản ở phía Đông Bắc, sẽ hợp thành bức tường hiệu quả chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc ngay cả khi Mỹ không khuyến khích và ủng hộ rõ ràng.

Vòng cung Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mạnh nhất ở điểm cuối và yếu nhất ở điểm giữa. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có nhiều danh tiếng về công nghệ và khả năng sẵn sàng. Để đối phó với chương trình đóng tàu sân bay của Trung Quốc, Nhật Bản đang chuyển đổi hai tàu sân bay trực thăng hiện có thành tàu sân bay cánh cố định. Dù các tàu sân bay của Nhật Bản nhỏ hơn nhiều so với tàu của Trung Quốc, nhưng các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 được phóng từ tàu sân bay của Nhật Bản sẽ có sức mạnh lớn hơn nhiều. Trong khi đó, máy bay Shenyang J-15 của Hải quân Trung Quốc là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 kém tiên tiến hơn, từng gặp sự cố kỹ thuật nghiêm trọng. Nhật Bản chắc chắn có các nguồn lực và bí quyết công nghệ để tự bảo vệ nước này.

Ở đầu bên kia của vòng cung Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ấn Độ thường được xem là yếu thế hơn so với Trung Quốc. Tuy nhiên, những nhận định này đã lỗi thời từ lâu dù thực tế đã từng đúng. Năm 1962, Trung Quốc chiếm giữ những vùng núi rộng lớn thuộc lãnh thổ Ấn Độ trong cuộc tấn công chớp nhoáng, kéo dài 5 tuần. Tuy nhiên, chiến thắng này là kết quả của cuộc tấn công bất ngờ trong thời bình chống lại một nước thân thiện, đáng tin. Kể từ đó, Ấn Độ khắc cốt ghi tâm câu tục ngữ cổ: “Bị lừa lần đầu, lỗi là kẻ đi lừa; nhưng để bị lừa lần hai, lỗi là ở mình”.

Giống như Ấn Độ, Việt Nam từng là nạn nhân bị Trung Quốc tấn công bất ngờ và có mối quan hệ đầy trắc trở với người “anh lớn” cộng sản này kể từ chiến tranh biên giới năm 1979. Ngân sách quốc phòng của Việt Nam hiện nay tương đối nhỏ, nhưng chú trọng đầu tư cho phòng thủ ven biển. Đối phó với chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) của Trung Quốc vào đầu những năm 2000, Việt Nam đã đầu tư rất nhiều vào tên lửa chống hạm và được cho là sẽ mua tên lửa hành trình phản lực siêu thanh BrahMos do Nga-Ấn hợp tác sản xuất. Tên lửa này được cho là vũ khí nhanh nhất thế giới. Do đó, khi Trung Quốc chuyển từ chiến lược A2/AD sang các chiến lược phô trương sức mạnh ở Biển Đông, Việt Nam đang phát triển năng lực A2/AD để đáp trả khả năng hoạt động của Hải quân Trung Quốc trong khu vực.

Các điểm yếu trong vòng cung Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là các đảo.

Philippines dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte vốn ủng hộ liên minh tiềm năng của Trung Quốc, đã trở thành một quân bài bí ẩn. Tuy nhiên, sau 4 năm với những tuyên bố chống Mỹ, Duterte đối mặt với những phản ứng dữ dội ngày càng lớn từ người dân ủng hộ Mỹ. Các lực lượng vũ trang của Philippines có lẽ cũng ủng hộ duy trì quan hệ chặt chẽ với Mỹ. Giống như Việt Nam, Hải quân Philippines cũng muốn mua tên lửa chống hạm BrahMos trong một thỏa thuận nhiều khả năng thành công hơn so với thỏa thuận giữa Ấn Độ và Việt Nam. Trong chiến lược A2/AD khác, mục tiêu thực tế duy nhất của những tên lửa này là Hải quân Trung Quốc đang hoạt động ở Biển Đông.

S đáp tr mnh m ca Hoa K

Không chỉ thể hiện thái độ không khoan nhượng trước Bắc Kinh, chính quyền Biden còn có những lời lẽ gay gắt với Nga. Với sự thể hiện quan điểm mạnh mẽ trước Nga và Trung Quốc như vậy, chính quyền Biden muốn cùng lúc đáp trả quan điểm chung của Moskva và Bắc Kinh, cho rằng Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung đang đến hồi suy tàn. Ngoài ra, một thông điệp quan trọng khác của Biden, chính là: “Chính sách đối ngoại phục vụ cho đối nội”. Tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc, Nhà Trắng muốn trấn an những tầng lớp cử tri cánh hữu và một bộ phận cánh tả cũng như là nhiều nhà chiến lược đảng Dân chủ thường hay chỉ trích chủ nghĩa tân tự do đã tạo đà tiến cho Trung Quốc trên trường quốc tế, gây tổn hại cho việc làm của tầng lớp trung lưu trong các ngành công nghiệp Mỹ. Đây cũng chính là lý do dẫn đến thắng lợi bầu cử của Donald Trump trước đây.

Ngoài ra, thái độ cứng rắn này của chính quyền Biden còn nhằm bảo đảm với các đồng minh tại vùng châu Á-Thái Bình Dương như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia, rằng đã qua rồi cái thời chính sách hỗn loạn của Donald Trump ngông cuồng trước những kẻ chuyên quyền ở Bắc Kinh và Moskva.

Như vậy, có thể nói rằng, mặc dù không có tuyên bố chung nào đưa ra, hai bên vẫn “khẩu chiến” với nhau gay gắt, song mỗi bên đều đạt được những kết quả nhất định cho mình.

Vit Nam tránh nhu nhược

Với các nước khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, lúc này cần phải hoạch định một chính sách đối ngoại tuy uyển chuyển nhưng phải quyết đoán rõ ràng. Một ví dụ cụ thể như Philippines dưới thời của Duterte, mặc dù thực hiện chính sách “Hướng về Trung Quốc”, tuy nhiên, “tình thân ái” đó vẫn không ngăn cản được tham vọng xâm chiếm lãnh thổ của Philippines. Mới đây, ngày 20/1, báo chí Philippines đã đưa thông tin hơn hai trăm tàu của Trung Quốc bao quanh khu vực đảo Sinh Tồn Đông (Thuộc quần đảo Trường Sa) và sau đó, Quân đội Philippines đã ra bản thông báo phản đối sự đe doạ này từ Trung Quốc.

Chính vì vậy, mềm dẻo và tránh đối đầu với Trung Quốc là điều cần làm đối với các quốc gia có tranh chấp biển với Trung Quốc như Việt Nam, tuy nhiên, nhu nhược trước Trung Quốc như Duterte đã làm thì không thể tránh khỏi được hoạ xâm lăng từ Trung Quốc.

T.T.H.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

Nguồn: rfa.org

- Quảng Cáo -