Việt Tân cùng hơn 130 Tổ Chức gửi thư đến Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc kêu gọi áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Myanmar.
137 tổ chức phi chính phủ đến từ 31 quốc gia đã cùng ký tên trong một kiến nghị thư kêu gọi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc khẩn cấp áp đặt lệnh cấm vận vũ khí toàn cầu đối với Myanmar để đối phó với cuộc đảo chính quân sự và để ngăn chặn chính quyền tiếp tục hành vi đàn áp những người biểu tình.
Việt Tân và các tổ chức đối tác cùng ký tên cũng đã kêu gọi các chính phủ cho phép chuyển giao vũ khí cho Myanmar – bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Israel, Bắc Hàn, Philippines, Nga và Ukraine – nên ngừng cung cấp ngay lập tức bất kỳ vũ khí, đạn dược và thiết bị quân sự.
Sau đây là nội dung kiến nghị thư gửi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc.
***
KÊU GỌI THẾ GIỚI ÁP ĐẶT LỆNH CẤM VẬN VŨ KHÍ ĐỐI VỚI MYANMAR
Chúng tôi, các tổ chức cùng ký tên dưới đây, kêu gọi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc phối hợp khẩn cấp tiến hành một lệnh cấm vận vũ khí toàn cầu đối với Myanmar để đối phó với cuộc đảo chính quân sự ngày 1 tháng Hai, 2021, đã lấy đi của người dân Myanmar quyền dân chủ bầu chọn chính phủ của họ. Mối lo ngại của chúng tôi càng tăng cao bởi những vi phạm liên tục về nhân quyền và lịch sử lạm dụng bạo lực nghiêm trọng của lực lượng an ninh chống lại những người phản đối chế độ quân sự một cách ôn hòa, cũng như chống lại người Rohingya và các nhóm dân tộc thiểu số khác.
Dưới sự chỉ huy của Tổng Tư Lệnh, Tướng Min Aung Hlaing, quân đội Myanmar đã bắt giữ các lãnh đạo dân sự đã được người dân bầu chọn, vô hiệu hóa kết quả của cuộc bầu cử dân chủ vào tháng Mười Một, 2020, đặt quốc gia trong “tình trạng khẩn cấp” giả tạo và thành lập một chính quyền quân phiệt mang tên Hội Đồng Hành Chính Nhà Nước. Kể từ ngày 1 tháng Hai, chính quyền quân phiệt đã ngày càng gia tăng việc sử dụng vũ lực quá mức và đôi khi sử dụng vũ khí gây chết người tại các cuộc biểu tình; các nhà hoạt động, nhà báo, sinh viên và công chức bị đe dọa và bị bắt giữ tùy tiện; và áp đặt việc cúp Internet liên tục khiến tính mạng người dân gặp nguy hiểm.
Vài ngày sau cuộc đảo chính, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc António Guterres tuyên bố: “Chúng tôi sẽ làm mọi cách để huy động tất cả các thành phần chủ chốt và cộng đồng quốc tế gây đủ áp lực lên Myanmar để bảo đảm rằng cuộc đảo chính này sẽ thất bại.” Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Myanmar đã kêu gọi Liên Hiệp Quốc đưa ra các lệnh trừng phạt nhắm mục tiêu vào quân đội và lệnh cấm vận vũ khí, trong khi phó chủ tịch Cao Ủy Nhân Quyền lên tiếng ủng hộ các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với các lãnh đạo cuộc đảo chính.
Trên tinh thần đó, chúng tôi kêu gọi Hội Đồng Bảo An áp đặt ngay lập tức một lệnh cấm vận vũ khí toàn diện đối với Myanmar. Biện pháp này sẽ ngăn chặn việc cung cấp, bán hoặc chuyển giao trực tiếp và gián tiếp tất cả vũ khí, đạn dược và các thiết bị quân sự khác, bao gồm cả hàng hóa lưỡng dụng như phương tiện giao thông, thiết bị liên lạc và giám sát, cũng như việc cung cấp đào tạo, thông tin tình báo và hỗ trợ quân sự khác. Lệnh cấm vận nên đi kèm với các cơ chế giám sát và thực thi mạnh mẽ.
Mọi thương vụ hoặc chuyển giao các thiết bị liên quan đến quân sự cho Myanmar đều có thể cung cấp các phương tiện để đàn áp thêm nữa người dân Myanmar, vi phạm luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế.
Cho đến khi Hội Đồng có hành động, từng quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên áp dụng các biện pháp ở cấp quốc gia và khu vực để ngăn chặn việc mua bán và chuyển giao vũ khí và vật liệu khác cho Myanmar, với mục tiêu mở rộng lệnh cấm vận vũ khí càng gần tới quy mô toàn cầu càng tốt.
Trong nhiều thập niên qua, phản ứng của Hội Đồng Bảo An đối với các tội ác của lực lượng an ninh Myanmar đã không thích đáng, điều này khuyến khích quân đội tiếp tục có hành vi vi phạm mà không sợ hậu quả nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng hiện tại đòi hỏi một sự thay đổi trong cách ứng xử.
Vào ngày 4 tháng Hai, Hội Đồng Bảo An đã lên tiếng yêu cầu trả tự do cho tất cả những người bị bắt giữ tùy tiện và bảo vệ các thể chế dân chủ của đất nước. Các thành viên Hội Đồng nên sử dụng sự đồng thuận mới đạt được để có hành động nhanh chóng và thực chất. Lệnh cấm vận vũ khí nên là trọng tâm của nỗ lực toàn cầu nhằm bảo vệ người dân Myanmar tránh phải quay trở lại cuộc sống dưới một chế độ cai trị chuyên quyền và bạo lực.
Đã tới lúc phải hành động.
Đồng ký kết
1. Access Now
2. Advocacy Forum-Nepal
3. AFL-CIO
4. All Arakan Students’ and Youths’ Congress
5. Arakan Information Center
6. Arakan Rivers Network
7. Arakan Rohingya Society for Peace and Human Rights
8. ARTICLE 19
9. ASEAN Parliamentarians for Human Rights
10. Asia and Pacific Alliance of YMCAs
11. Asia Democracy Network
12. Asia Justice and Rights (AJAR)
13. Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA)
14. Asian Human Rights Commission
15. Asian Migrant Centre
16. Asian Network for Free Elections (ANFREL)
17. Asian Resource Foundation
18. Association of Human Rights Defenders and Promoters
19. Association of Women for Awareness and Motivation (AWAM)
20. Australian Centre for International Justice
21. Australian Lawyers for Human Rights
22. BALAOD Mindanaw
23. Bir Duino Kyrgyzstan
24. Brotherhood For Democracy (BFD)
25. Burma Campaign UK
26. Burma Human Rights Network (BHRN)
27. Burmese Rohingya Association in Japan
28. Burmese Rohingya Community in Australia
29. Bytes For All
30. Cambodian Center for Human Rights (CCHR)
31. Cambodian Food And Service Workers Federation (CFSWF)
32. Cambodian Human Rights and Development Association (ADHOC)
33. Cambodian League for the Promotion and Defense of Human Rights (LICADHO)
34. Canadian Rohingya Development Initiative
35. Center for Alliance of Labor and Human Rights (CENTRAL)
36. Center for Peace Education, Miriam College
37. Center for Social Integrity
38. Centre for Human Rights and Development
39. Centre for Peace and Justice, Brac University
40. CIVICUS: World Alliance for Citizen Participation
41. Climate Change Working Group-Myanmar
42. Colorful Girls
43. Community Resource Centre Foundation (CRC)
44. Cross Cultural Foundation
45. CSW
46. Dawei Pro Bono Lawyer Network
47. Democracy, Peace and Women Organization
48. DHEWA (Development for Health, Education, Work, and Awareness) Welfare Society
49. Equality Myanmar
50. Equitable Cambodia
51. European Rohingya Council
52. Federal Association of Vietnamese Refugees in the Federal Republic of Germany
53. Fortify Rights
54. Free Rohingya Coalition
55. Global Centre for the Responsibility to Protect
56. Global Justice Center
57. Global Witness
58. Htoi Gender and Development Foundation
59. Human Rights First
60. Human Rights Foundation of Monland
61. Human Rights Law Centre
62. Human Rights Office-Sri Lanka
63. Human Rights Watch
64. Human Rights Without Frontiers
65. Info Birmanie
66. Innovation for Change Network
67. Institute for Asian Democracy
68. Institute on Statelessness and Inclusion
69. International Campaign for the Rohingya
70. International Movement of Catholic Students (IMCS), Asia Pacific
71. International NGO Forum on Indonesian Development (INFID)
72. International Rehabilitation Council for Torture Victims (IRCT)
73. Jewish Alliance of Concern Over Burma
74. Jubilee Australia
75. Justice for All/Burma Task Force
76. Justice for Myanmar
77. Kachin State Women’s Network
78. Karapatan Alliance Philippines
79. Karen Human Rights Group
80. KontraS Aceh
81. Loka Ahlinn Social Development Organization
82. Maldivian Democracy Network (MDN)
83. MAP Foundation
84. Medical Association for Prevention of War (Australia)
85. Mekong Migration Network
86. Mennonite Central Committee
87. MeSheWe
88. Mother Nature Cambodia
89. Myanmar Human Rights Alliances Network (MHRAN)
90. National Campaign for Sustainable Development Nepal
91. Never Again Coalition
92. New School for Democracy
93. No Business With Genocide
94. Nonviolence International
95. Odhikar
96. Olof Palme International Center
97. OutRight Action International
98. PAX
99. Pax Christi Aotearoa New Zealand
100. Pax Christi Australia
101. Pax Christi International
102. Pax Christi Korea
103. Pax Christi Philippines
104. People’s Empowerment Foundation
105. People’s Watch
106. Philippines Alliance of Human Rights Advocates (PAHRA)
107. Progressive Voice
108. Prosecute; don’t perpetrate
109. Public Association “Dignity”
110. Pusat KOMAS
111. Refugees International
112. Restless Beings
113. Robert F. Kennedy Human Rights
114. Rohingya Association of Canada
115. Rohingya Human Rights Initiative
116. Rohingya Today
117. Rohingya Women Education Initiative
118. Rohingya Youth for Legal Action
119. Smile Myanmar
120. Swedish Burma Committee
121. Taiwan Association for Human Rights
122. Taiwan Forever Association (台灣永社)
123. Tampadipa Institute
124. The Arakan Project
125. The May 18 Memorial Foundation
126. The PLAN: Public Legal Aid Network
127. The Swedish Rohingya Association
128. Uniting Church in Australia, Synod of Victoria and Tasmania
129. US Campaign for Burma
130. Viet Tan
131. Vietnamese Women for Human Rights
132. Voice of Rohingya
133. Win Without War
134. World Federalist Movement/Institute for Global Policy
135. World Organisation Against Torture (OMCT)
136. YMCA Mandalay
137. Youth Resource Development Program (YRDP)