Chính trị không phải là môn đạo đức, phải khẳng định là như vậy. Bản chất chính trị là bè phái, tư lợi và tham vọng dù cho ở bất kỳ nền chính trị nào thì bản chất nó vẫn thế. Tuy nhiên, nếu có một thiết chế của nền cộng hòa tôn trọng Hiến pháp như Hoa Kỳ thì tự nó sẽ kiểm soát sự ảnh hưởng của phe phái, và nó cho phép các phe phái không loại bỏ nhau mà là có thể đứng chung trong một nhà nước để hạn chế mặt xấu của nhau mà thôi.
Một quốc gia không cần một lãnh đạo có “đạo đức sáng ngời” nào cả mà chỉ cần con người có lối sống lành mạnh như bao con người khác ngoài xã hội mà thôi. Điều cần thiết nhất ở người lãnh đạo là phải có khả năng điều chỉnh các lợi ích xung đột, và khiến tất cả các thế lực có nguy cơ xung đột ấy cùng hướng về một mục đích chung, đó là phục vụ lợi ích quốc gia. Con người ấy là người có tài năng không phải là người có đạo đức.
Nói thế không có nghĩa là đất nước có người lãnh đạo thiếu đạo đức cũng được đâu, mà là cái tài nó đóng vai trò quan trọng hơn đức. Làm lãnh đạo quốc gia, anh có thể “năm thê bảy thiếp không” hay bồ bịch lăng nhăng cũng được, điều đó không thành vấn đề mà vấn đề lớn, mà điều quan trọng là anh có lòng yêu nước và yêu công lý không? Có dám hy sinh lợi ích một phần của mình vì lợi ích của đất nước không? Ngày 15/1 vừa qua, Chính phủ Hà Lan đã đồng loạt từ chức vì sự yếu kém của họ trong vấn đề quyền lợi trẻ em ở nước này. Họ đã dám hy sinh một phần lợi ích bản thân vì lợi ích đất nước. Đó là đạo đức cần phải có ở người làm chính trị. Phẩm chất đó không hề hiện diện ở bất kỳ người CS nào cả.
Tại Hoa Kỳ, thiết chế của nền cộng hòa của nước này nó có xu hướng làm cho các đảng phái chính trị hướng về một mục đích chung là phục vụ lợi ích nước Mỹ. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì khác, thiết chế của nhà nước độc tài toàn trị này nó không làm cho ĐCS hướng về lợi ích chung như thế, mà ngược lại nó đào sâu tính bè phái, tính tư lợi và lòng tham để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Chính vì thế mà dù cho con người có được dạy đạo đức ở môi trường giáo dục nào thì họ vẫn trở thành kẻ tham lam, bè phái, trục lợi như nhau cả. Lỗi thể chế nên nó đã sản sinh ra những quan chức đều là cá mè một lứa như nhau ở khía cạnh đạo đức chính trị. Người CS họ luôn trở nên vô đạo đức hơn nếu họ nắm được quyền lực.
Tháng 3 năm 1797, George Washington bỗng nhiên quyết định rời ghế tổng thống sau 2 nhiệm kỳ để về làm thường dân tại vùng núi Vernon để “vui thú điền viên” trong lúc ông hoàn toàn có khả năng giữ ghế tổng thống đến cuối đời. Và lúc đó, bên kia bờ Đại Tây Dương, đối thủ của ông –Vua George III của nước Anh đã nói rằng: “Ông ấy làm được như vậy, ông ấy sẽ là người vĩ đại nhất trên thế giới”. Và sự thật lịch sử đã chứng minh câu nhận xét của Vua George III là đúng. Điều quan trọng là, chính George Washington lúc đó đã biết hy sinh quyền lực của mình để thiết lập một thiết chế vững chắc cho đến nay, đó là một tổng thống chỉ lãnh đạo nước Mỹ tối đa không quá 2 nhiệm kỳ. Và từ đó, không ai có thể phá bỏ nền cộng hòa để cầm quyền suốt đời được. Nó là một nền tảng tạo nên sức mạnh cho nước Mỹ ngày nay.
Nhìn lại chính phủ Hà Lan và tấm gương của cố tổng thống George Washington, thì họ có điểm chung là gì? Đó là dám chống lại lợi ích của chính mình, có thể chấp nhận từ bỏ quyền lực vì lợi ích công cộng. Đó chính là phẩm chất đạo đức cần thiết thực sự cho tầng lớp chính trị gia để đưa đất tiến lên văn minh tiến bộ. Phẩm chất này không hề tồn tại trong bất kỳ người CS nào, kể cả ông Hồ Chí Minh. Người CS không bao giờ có đạo đức chính trị đúng nghĩa, phải khẳng định chắc chắn như thế.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo thêm:
https://plo.vn/…/chinh-phu-ha-lan-dong-loat-tu-chuc-vi…
https://themcconnellcenter.blogspot.com/…/our-lost…
#lãnhđạo #đạođức #chínhtrị