Đồng minh là người cùng chiến tuyến chống lại kẻ thù chung. Nói đơn giản, để kết đồng minh thì người ta dựa trên quyền lợi của mỗi bên chứ không dựa vào thứ tình cảm nào cả. Nói chung, kết “đồng minh” là dựa trên nền tảng lý trí, còn ngược lại, kết tình “huynh đệ” là chỉ dựa trên nền tảng tình cảm. Ở tầm quốc gia, mối ban giao nào dựa trên tình “anh em” thì tất trong đó có sự lợi dụng, nó rất nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
Ngày 4/9/1958, chính phủ của Chu Ân Lai ra tuyên bố chủ quyền biển, trong đó có nhiều ý nhưng điểm nổi bật nhất là có 2 điểm sau:
thứ nhất là Tàu tuyên bố chủ quyền lãnh hải 12 hải lý cách bờ;
thứ nhì là Tàu tuyên bố chủ quyền của nó trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Lúc đó, 2 quần đảo này thuộc chủ quyền của VNCH. Không biết vì lý do gì sau đó 10 ngày ông Phạm Văn Đồng gởi công hàm công nhận tuyên bố của phía Tàu. Rõ ràng công Hàm này là một công hàm bán nước, tuy nhiên lúc đó công hàm này chẳng khác nào một tờ “khế ước bán vịt trời” cả. Có lẽ CS Việt Nam đã vui mừng vì đã ký một bản “khế ước bán vịt trời” vô giá trị nhưng lại làm vui lòng “anh hai” của nó. Có thể CS họ nghĩ họ “cao tay” nhưng lịch sử cho thấy, họ đã bị thằng “anh hai” lừa.
Lẽ ra chính quyền Hà Nội phải nhận ra dã tâm của Tàu Cộng ngay khi họ tuyên bố chủ quyền khống đường 11 đoạn (sau này là 9 đoạn) trước đó, nhưng vì mờ mắt bởi “tình anh em” nên họ không thấy. Tàu tuyên bố chủ quyền khống trên vùng biển Việt Nam, rồi sau đó tuyên bố chủ quyền khống trên 2 quần đảo bên trong vùng biển đó. Nhìn 2 cái khống ấy, nếu dùng lý trí phán xét sẽ thấy dã tâm của Tàu Cộng, bởi đơn giản nếu chỉ cần Tàu chiếm được đảo thì đường 9 đoạn khống kia sẽ không trở thành khống nữa mà là thật 100%. Tuy nhiên vì tình “anh em” che mất lý trí, nên ông Hồ và ông Đồng và cả ĐCS đã sập bẫy. Năm 2008, trả lời phỏng vấn BBC, bà Bảy Vân – phu nhân ông Lê Duẩn nói về công hàm của ông Đồng là “giao cho anh em giữ dùm”. Vâng! Cả ĐCS ngây thơ như thế vì dựa vào thứ ngoại giao “anh – em”.
Chuyện gì đến phải đến, đầu năm 1974 sau khi quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Miền Nam, Trung Cộng cho chiếm Hoàng Sa để hợp thức hóa những tuyên bố chủ quyền khống ấy thành chủ quyền thật. Trận chiến không cân sức vì VNCH lúc đó phải vừa chống Việt Cộng trên bờ vừa bị Trung Cộng đánh mạnh ở ngoài biển. Kết quả là tất cả 74 binh sĩ hải quân VNCH đã hy sinh mà vẫn không thể nào giữ được Hoàng Sa. Vậy câu hỏi đặt ra là, sau khi chứng kiến “anh hai” đánh bại “kẻ thù” ở Hoàng Sa thì Việt Cộng tỏ thái độ như thế nào? Theo lời cụ Bùi Tín – người từng là đại tá tổng biên tập báo Quân Đội Nhân dân cho biết rằng, lúc đó Lê Đức Thọ khẳng định rằng “Hãy yên tâm! Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung Quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền”. Thế mới thấy cái “khôn nhà dại chợ” của CS nó nguy hiểm như thế nào, nó khốn nạn như thế nào.
Cũng lợi dụng thứ ngoại giao “huynh đệ” ấy, mà sau đó Tàu Cộng đã đánh chiếm thêm đảo và cả đất liền của Việt Nam. Bộ mặt thật của Tàu Cộng thì không ai lạ gì, tuy nhiên với ĐCS Việt Nam thì cho đến nay họ vẫn sắc son quyết không ăn ở hai lòng với anh hai Tàu Cộng. Đến nay Việt Cộng vẫn ôm chân Tàu và quyết từ chối kết đồng minh quân sự với Mỹ bằng chính sách 4 không. Không những thế, càng về sau họ càng ký nhiều văn kiện bí mật giữa 2 ĐCS mà dân không hề biết gì. Với CS thì có thể kết luận 2 câu đơn giản thế này: “thà bán đồng bào để mua tình anh em với Tàu Cộng chứ không làm điều ngược lại”; “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi”./.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
https://www.youtube.com/watch?v=bGYYWkXUT9Y
https://www.voatiengviet.com/…/bon-muoi…/1826023.html
#HoàngSa1974 #TrungcộngViệtcộng