Như vậy là ngày mai 15/1 là ngày diễn ra hội nghị trung ương 15 – hội nghị cuối cùng của trung ương đảng khóa 13. Trước hội nghị cuối cùng này, ngày 9/1 vừa qua Bộ Chính Trị có cuộc họp kín để ngã giá nhau về trường hợp đặc biệt và chọn người cho tứ trụ. Kết quả đã ngã ngũ và tin rò rỉ đã cho xã hội biết, trong khi báo chí chính thống vẫn chưa được phép mở mồm vì cái quy định “thông tin nhân sự đại hội 13 là thông tin tuyệt mật”.
Thực ra đại hội 13 vào ngày 25/1 tới đây chỉ là cuộc liên hoan công bố kết quả thôi chứ mọi thứ đã ngã ngũ hết rồi. Kể từ hội nghị trung ương 8 tháng 10/2018 – cái ngày mà Nguyễn Phú Trọng thu chiến lợi phẩm sau khi hạ Trần Đại Quang thì cái chợ mua quan bán tước đã sôi động. Đối với những nhóm lợi ích gộc, họ chiến nhau nảy lửa để giành lợi thế trước khi đem nó “lên bàn đàm phán”. Đây chính là “vừa đánh vừa đàm”, chiến thuật mà CS đã dùng trong chiến tranh trước đây.
Bên trong ĐCS có thể nhìn ra hai phe lớn rất rõ, phe Lò và phe Củi. Hai phe này sống mái với nhau ròng rã nhiều năm, phe Lò đốt cũng nhiều nhưng không thể đốt hết. Phe củi thì cũng không vừa, họ chấp nhận những thanh củi vừa và nhỏ bị quẳng vào lò nhưng những thanh củi lớn thì vẫn được bảo vệ tốt. Cuộc chiến giữa 2 phe kỳ này cho thấy rất rõ ràng là không cân sức, phe thì chuyên tấn công và phía còn lại chỉ chuyên phòng thủ. Chính vì vậy việc ngã giá trên bàn tiệc chia chác quyền lực cũng lệch hẳn. Phía miền Bắc đã giành được 11/16 vào Bộ Chính Trị, còn phía Miền Nam chỉ biết chống đỡ nên chỉ có 5/16 vị trí trong Bộ Chính Trị và không còn ai trong 5 vị trí chủ chốt gồm: Tổng bí thư, thường trược ban bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội.
Ở trung ương đảng khóa 11, trong quá trình chiến nhau đã xảy ra cái chết với Phạm Quý Ngọ và Nguyễn Bá Thanh, như thế mới thấy nó khốc liệt như thế nào. Sau khi “đổ máu” như thế thì mới kéo nhau lên bàn đàm phán ngã giá cho đại hội 12. Ở trung ương đảng khóa 12 thì chẳng khác mấy, cũng chiến nhau khốc liệt với cái chết của Trần Đại Quang và căn bệnh mất trí của Đinh Thế Huynh thì họ mới kéo nhau “lên bàn đàm phán” kỳ đại hội 13 này. Ngoài những cái chết, những trò đầu độc ấy thì việc chiến nhau dưới cái mác “chống tham nhũng” cũng liên tục xảy ra ròng rã trong 5 năm nhiệm kỳ thì mới có được kết quả của đại hội như hôm nay chứ không dễ. Kẻ thủ lãnh của phe Lò đã chiến đấu hăng máu suốt 5 năm như thế chỉ để mục đích là hưởng thành quả ở đại hội 13 mà bảo lão phải rút lui để cho thế hệ trẻ tiếp quản thì làm sao lão cam tâm được chứ? “Công tao khổ cực 5 năm mới giành được làm sao tao dâng đứa khác ăn được chứ? Không đời nào!”. Chính vì thế mà lão phải bám ghế, dù còn chút hơi tàn cũng phải bám vì đó là công lao của lão nên Trần Quốc Vượng đừng có hòng.
Đó là toàn cảnh của sới chọi trong suốt 5 năm qua, và cho dù 5 năm tới cũng vậy. Cũng chiến nhau, cũng thuốc nhau, cũng đánh nhau dưới chiêu bài “chống tham nhũng”. Rồi 5 măm tới cũng sẽ có kẻ chết, cũng sẽ có ngã bệnh một cách khó hiểu, rồi cũng có kẻ vào tù vv… Tất cả đều phục vụ một mục đích duy nhất, đó là giành ăn, hết. Chỉ tội cho người dân Việt, vì hiểu biết còn hạn chế vẫn cứ tung hô “Bác tổng diệt trừ tham nhũng cho dân nhờ”. Dân mình khá dễ dãi, họ thấy diệt được tên tham nhũng thì họ mừng, nhưng tên trám vào đó có trong sạch hay không thì họ không cần biết. Cái thể chế đã hổng thì thằng nào ngồi vào ghế quyền lực cũng ăn chứ chẳng có đứa nào có thể “sạch” được. Tuy nhiên, nói đến “thể chế” thì không mấy ai chịu tìm hiểu tới nơi. Chính vì vậy nên dân Việt còn bị CS lừa lâu lắm./.
-Đỗ Ngà-
#đảngcsvn #đạihội13 #đấuđánộibộ