Một bản nhân sự tứ trụ mới được tiết lộ ngày hôm qua 9/1/2021.
Theo đó thì ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ chức tổng bí thư với lời ngon ngọt là ông ngồi giữa nhiệm kỳ sẽ rút về. Lời hứa như này đã được người ta nói đến ở nhiệm kỳ trước, nhưng cuối cùng thì ông Trọng ngồi hết nhiệm kỳ sau khi người kế nhiệm khả năng lúc ấy là ông Đinh Thế Huynh, ông Trần Đại Quang bị những căn bệnh bí ẩn. Việc đôn ông Trần Quốc Vượng lên ví trí kế nhiệm giữa chừng, không đủ thời gian cho ông Vượng xây dựng uy tín, thậm chí ông Trọng cũng không để cho ông Vượng nhiều cơ hội để tạo uy tín. Ông Vượng như một người hâù, một cái bóng của ông Trọng.
Nhà xây dựng đảng Nguyễn Phú Trọng quả thực là một bậc thầy về mưu mẹo chiếm quyền lực. Mỗi lần ông ta lại đẻ ra những chiêu thức mới để dùng nó tạo quyền lực cho mình. Ví dụ như nhiệm kỳ trước ông áp dụng quy chế 244 về trường hợp trung ương giới thiệu,người được giới thiệu phải làm đơn xin rút, đại hội bỏ phiếu có đồng ý cho nghỉ hay không, nếu không thì bỏ phiếu tiếp có cho người ấy vào danh sách tái cử hay không.
Đến lần này ông Trọng đẻ ra một ban gọi là Ban Chỉ Đạo Quy Hoạch Cán Bộ Cấp Chiến Lược và chính ông là trưởng ban với các uỷ viên là Trương Hoà Bình, Trần Quốc Vượng, Trần cẩm Tú, Tòng Thị Phóng, Phạm Minh Chính.
Ban Chỉ Đạo này kiểm soát tiểu ban nhân sự đảng khoá 12. Trước kia chỉ có mỗi tiểu ban nhân sự chọn người đưa ra giới thiệu, thì bây giờ tiểu ban nhân sự phải đưa danh sách ra cho Ban chỉ đạo đồng ý, thì mới được đưa ra trình trung ương.
Ông Trọng cũng là trưởng tiểu ban nhân sự đảng cùng với các uỷ viên là ông Phúc, bà Ngân, ông Vượng, ông Chính và ông Trần Cẩm Tú.
Vừa làm trưởng ban chỉ đạo quy hoạch cán bộ cấp chiến lược do ông lập ra với đệ tử thân tín của mình, vừa làm trưởng tiểu ban nhân sự, ông Trọng kiểm soát hết sự lựa chọn. Nếu trung ương muốn đưa ai ra không đúng ý ông, ông sẽ gạt bỏ dễ dàng.
Phân tích cơ cấu tiểu ban và ban chỉ đạo này thấy ông Phạm Minh Chính là người có nhiều ưu thế nhất, ưu thế thứ nhất là ông còn đang trong độ tuổi tái cả, ưu thế thứ hai là ông có chân cả trong hai nơi, ưu thế thứ ba ông là trưởng ban tổ chức trung ương. Nghĩ là những cơ quan, tổ chức nào sắp xếp nhân sự ông đều có mặt.
Ông Trọng ưu thế ngang ngửa ông Chính, tuy ông quá tuổi rất nhiều, nhưng lại là trưởng ban, trưởng tiểu ban và đứng đầu Bộ Chính Trị.
Ông Trần Quốc Vượng có chân cả hai cơ quan sắp đặt quyền lực này.
Ông Phúc và bà Ngân có nhiều uỷ viên trung ương ủng hộ.
Trường hợp nếu tiểu ban nhân sự đưa ra danh sách có bà Ngân, ông Phúc. Nhưng ban chỉ đạo QHCBCL không duyệt thì cũng không được đưa ra trung ương. Mà ban chỉ đạo này toàn người cũng muốn cạnh trạnh với ông Phúc, bà Ngân. Chẳng dại gì ông Chính, Vượng, Trương Hoà Bình lại đống ý duyệt cho các đối thủ của mình vượt lên mình.
Đây là đòn rất độc của ông Trọng, ông sắp cho các đối thủ ngáng chân nhau. Đúng như ông nói là kiểm soát lẫn nhau, nhưng chẳng ai hỏi rằng ông lập ra ban bệ kiểu thế thì ai là người kiểm soát ông, khi chính ông là trưởng của hai ban và trong ban nào thì đệ tử ruột của ông đều chiếm từ 3 đến 4 người, tức quá 50% số người trong các ban.
Đáng chú ý là chỉ có mỗi một người miền Nam trong mỗi ban, như ban chỉ đạo quy hoach cán bộ có ông Trương Hoà Bình, tiểu ban nhân sự có bà Nguyễn Thị Kim Ngân, cả hai người đều quá tuổi và cả hai có vẻ quan hệ với nhau không mặn mà gì, chưa kể là còn có những mâu thuẫn vì một người do ông Trương Tấn Sang giới thiệu vào Bộ Chính Trị, một bà do ông Nguyễn Tấn Dũng giới thiệu vào. Việc sắp xếp như vậy hầu như ông Trọng loại hoàn toàn ảnh hưởng của khối miền Nam trong quyết định nhân sự chủ chốt khoá 13. Như thế loại luôn được ảnh hưởng của hai ông Tư Sang và Ba Dũng khỏi nhiệm kỳ thứ 13 một cách khéo léo.
Ông Trọng liệu có làm tổng bí thư tiếp tục không ?
Điều lệ đảng chỉ được phép 2 nhiệm kỳ liên tiếp, muốn kỳ thứ 3 phải đợi sửa điều lệ đảng tại đại hội, ông Trọng có thể đưa mình ra giới thiệu tái cử trong trường hợp đặc biệt về độ tuổi. Nếu như đại hội không sửa điều lệ được, ông sẽ cho ngừng bầu tổng bí thư và nêu ý kiến đợi trung ương 1, trung ương 2 khoá 13 bầu tổng bí thư sau. Như thế không vi phạm điều lệ, mà chỉ là ông ngồi thêm chờ trung ương 13 bầu ra người thay thế, nhưng trung ương bao giờ mới bầu, bầu được ai thì lại do ông quyết định.
Nhân sự đại hội 13 không theo những cơ cấu như người ta thường nghĩ, từ khi khoá 12 có trường hợp đặc biệt quá tuổi ở lại, rồi đến năm 2018 lại có trường hợp đặc biệt một người kiêm hai chức đã là những thứ mà trước đó chỉ có ở thời Hồ Chí Minh.
Nhân sự đại hội 13 không còn nhất định phải có người miền Nam vào tứ trụ, không phải cứ quá tuổi là về, không phải cứ thủ tướng phải từ phó thủ tướng về kinh tế đi lên.
Nhân sự chủ chốt khoá 13 như thế nào chắc đến lúc này phải nói là phần lớn do ông Trọng quyết định, hiện nay ông đã là người đứng trên điều lệ đảng, trên những cơ cấu đã mặc định trước đây.
Cho nên phương án ông Trọng đưa ra Phạm Minh Chính làm thủ tướng, Vương Đình Huệ là chủ tịch quốc hội, Nguyễn Xuân Phúc làm chủ tịch nước còn ông làm tổng bí thư tiếp dưới chiêu bài chờ trung ương bầu người thay thế.
Phương án như thế chẳng có gì là ngạc nhiên, những ngạc nhiên sao ông Chính lại làm thủ tướng, sao ông Huệ lại làm chủ tịch quốc hội, sao không có người miền Nam vào tứ trụ ?
Nhưng câu hỏi thế là ngớ ngẩn, khi đã thấy trường hợp đặc biêt quá tuổi ở lại, trường hợp đặc biệt ngồi hai ghế, thấy có tiểu ban nhân sự rồi lại có thêm ban chỉ đạo quy hoạch cán bộ mà không đặt câu hỏi ngạc nhiên, thì đừng có hỏi những điều ngạc nhiên phát sinh sau này./.
#đảngcsvn #đạihội13 #NguyễnPhúTrọng