Nhà tỷ phú Jack Ma, ước tính có giá trị tài sản ít nhất 62 tỷ USD, đã biến mất khỏi chương trình truyền hình thực tế của riêng mình. Ông đã bị loại khỏi vai trò giám khảo của chương trình “Africa’s Business Heroes”, tạm dịch “Những anh hùng kinh doanh của Châu Phi”. Hình ảnh của ông đã bị xóa khỏi trang web của hội đồng giám khảo và ông ta sau đó đã bị loại khỏi video quảng cáo.
Jack Ma, 56 tuổi, người thành lập tập đoàn Alibaba, đã không xuất hiện trước công chúng kể từ bài phát biểu của ông tại hội nghị thượng đỉnh tài chính “Bund Finance Summit”, được tổ chức ở Thượng Hải, vào ngày 24 tháng 10 vừa qua. Báo chí cho rằng bài diễn văn này là nguyên nhân của sự kiện mất tích của ông ấy.
Hầu hết các phương tiện truyền thông đều đưa tin ngắn gọn và đơn giản, tóm tắt đại khái là: Jack Ma đã phát biểu không cùng hướng với đảng cộng sản Trung Quốc, vì thế Bắc Kinh đã cho ông ta thấy ai là ông chủ bằng cách hủy bỏ ngày chào bán công khai cổ phiếu của tập đoàn dịch vụ tài chính Ant Group, khiến ông bị mất hàng tỷ đô la.
Dường như ít người thực sự nghe được toàn bài phát biểu của Jack Ma, hoặc bỏ thêm thời giờ để phân tích các bối cảnh đưa đến những lời tuyên bố đó, mặc dù các biên tập viên đều trích dẫn bài phát biểu theo cách này hay cách khác.’
Bài phát biểu cho thấy ông ấy quan tâm đến quyền lợi của những khách hàng tương lai của Ant Group, hơn là những cổ đông hoặc giới quản lý điều hành của tập đoàn. Khách hàng của ông là những nạn nhân của sự bùng nổ và phá sản của mạng lưới cho vay P2P ở Trung Quốc trong 5 năm qua, và còn là một điều khủng khiếp đối với đảng và nhà nước.
P2P, viết tắt cụm từ tiếng Anh “peer to peer”, có thể hiểu như một nền tảng trực tuyến kết nối người đi vay và người cho vay. Cả người đi vay và người cho vay có thể bao gồm cá nhân hoặc công ty nhỏ, tiếp cận trực tiếp với nhau không qua các hình thức tài chính ngân hàng theo kiểu truyền thống.
Các nền tảng P2P này thường cung cấp lãi suất cao hơn rất nhiều so với mức lãi suất của ngân hàng, đối với các khoản vay có thể đáo hạn nhanh nhất là một năm. Hầu hết các khoản vay này được cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng một số nền tảng đã không tồn tại đủ lâu để có đủ dữ liệu hoặc công nghệ để đánh giá các khoản vay và kiểm soát rủi ro một cách hợp lý.
Kết hợp những điểm yếu mang tính hệ thống nói trên với những “nhân vật mờ ám”, những người đã kiếm tiền nhanh chóng bằng cách làm những việc tội phạm như bòn rút tiền gửi, đã gây ra hỗn loạn sau đó. Vào đỉnh điểm của sự bùng nổ cho vay P2P vào năm 2015, có khoảng 6.000 công ty như vậy tại Trung Quốc đại lục.
Jack Ma không tin rằng cho vay P2P nên được coi là một loại “mạng internet tài chính mạnh mẽ” khoảng 7 năm trước đó.
P2P đã tàn phá Trung Quốc nặng nề – các giám đốc điều hành vào tù, tiền tiết kiệm của người dân biến mất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị “hệ thống tín dụng xã hội” đưa vào danh sách đen, cuộc sống bị hủy hoại, nhiều vụ tự tử – trên khắp đất nước, và đặc biệt là ở quê hương Hàng Châu của Jack Ma, một trong những tâm chấn của P2P.
Đó là bối cảnh rộng lớn đã kích hoạt bài phát biểu của ông.
Tuy nhiên, vấn đề P2P bắt nguồn từ các nguyên nhân sâu xa hơn.
Giới buôn bán nhỏ và người dân thường cần những khoản vay, nhưng các ngân hàng lớn sẽ không cho họ vay. Ngân hàng chỉ nhắm phục vụ các doanh nghiệp trưởng thành, doanh nghiệp nhà nước và các công ty có mối quan hệ chặt chẽ với ngân hàng. Trong khi đó, giới trung lưu có dư tiền, muốn cho vay để kiếm lời, nhưng không có nền tảng phục vụ cho nhu cầu đó. Ảo ảnh cho vay P2P dường như đã đáp ứng nhu cầu bị dồn nén từ cả hai phía.
Và, tất cả điều này đã diễn ra, và chỉ có thể diễn ra, trong một môi trường không có quy định nào cả. “Khu vực tài chính của Trung Quốc về cơ bản không có hệ thống,” Jack Ma nói trong bài phát biểu.
Ông nhấn mạnh: “Rủi ro của nó thực sự là thiếu hệ thống tài chính.”
Trên thực tế, Ant Group đưa ra quyết định niêm yết kép ở cả Hồng Kông và Thượng Hải, trong lúc nó có thể niêm yết ở New York hoặc London, vì nó nhắm vào những gì thị trường vốn Trung Quốc đang cần – một công ty chất lượng đẳng cấp thế giới.
Đầu năm 2020, nhà nước Trung Quốc đã đưa ra một số quy định, đề xuất để giảm nợ phải trả của các nền tảng cho vay P2P tạo điều kiện cho các khoản vay này được gọi là “mô hình vốn nhẹ”, trong đó các công ty này chỉ là lớp mai mối giữa các ngân hàng lớn và các khoản vay của người đang tìm vay nợ, và cơ sở đánh giá tín dụng giờ đây phụ thuộc nhiều hơn vào các tổ chức cho vay.
Mặc dù những thay đổi này có vẻ như đã bảo vệ cho hoạt động cho vay P2P, nhưng nó thực sự đã đưa toàn bộ trở về lại nguyên nhân gốc rễ ban đầu của nó.
Các nhà buôn bán nhỏ vẫn không thể nhận được các khoản vay vì họ đang giao dịch với các ngân hàng lớn một lần nữa, trong khi tầng lớp trung lưu vẫn không có lựa chọn nào tốt để đầu tư tiền của họ ngoài bất động sản. Và đầu tư bất động sản ở nước ngoài ngày càng bị xiết chặt vì nhà nước không muốn dòng tiền chạy ra khỏi nước.
Jack Ma có thể không đồng ý với những quy định trong vòng lẫn quẫn của nhà nước. Vì vậy, anh quyết định lên tiếng.
Dấu hiệu nổi bật của một bài phát biểu mang tính hệ quả không phải là lối nói khoa trương hay cách nói hoa mỹ của nó, mà là di sản có thể chịu đựng được thử thách của thời gian.
Bài phát biểu của Jack Ma cho thấy mức độ ảnh hưởng đối với các cơ quan quản lý tài chính và ngân hàng ở Trung ương; điều đó phải chịu rất nhiều thử thách.
Sự mất tích của Jack Ma có thể là cái giá phải trả cho sự kêu gọi hình thành một hệ thống tài chính lành mạnh với sự rõ ràng về quy định để thật sự bảo vệ người tiêu dùng Trung Quốc và tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở đại lục.
Người Đà Lạt Xưa
January 4, 2021
#jackma