“Tập trung dân chủ” là nguyên tắc của ĐCS, nó quy định các thành viên tham gia thảo luận chính sách và bầu cử ở tất cả các cấp phải tuân theo các quyết định của cấp trên. Nguyên bản nó là như vậy, nói tóm lại nguyên tắc “tập trung dân chủ” là cấp dưới phải nghe lời cấp trên trong hoạt động đảng và chính quyền. Nói thẳng nó là một quy tắc độc tài chứ chẳng có chút “dân chủ” nào cả, nó vận hành dựa trên ý chí của lãnh đạo cấp cao. Mà một khi bị ý chí của lãnh đạo cấp cao chi phối, thì lá phiếu của các ủy viên trung ương chỉ là hình thức. Dẹp bỏ cũng chẳng sao, vì đã được cấp trên đề cử là được thì bầu làm gì cho tốn thời gian và tiền bạc? Tuy nhiên, để mị dân thì việc bầu bán cũng diễn ra cho dù đó là diễn ra trong nội bộ ĐCS.
Đại hội 13 sắp tới hay đại hội nào khác cũng vậy, ĐCS vẫn vận hành dựa trên cái gọi là “nguyên tắc tập trung dân chủ” ấy. Cho nên việc kiếm chác ghế trong kỳ đại hội này nói một cách đơn giản là tranh giành. Ở đây không phải là sự tranh giành cá nhân mà là tranh giành giữa các phe cánh đối nghịch, trong đó người “chủ soái” của nhóm đóng vai trò quyết định. Thông thường, nếu tướng bên này đánh gục được tướng bên kia thì kẻ chiến thắng ấy sẽ cho truy sát đám lính tàn binh không thương tiếc. Khi đó bên thắng cuộc thu được rất nhiều chiến lợi phẩm (tức là các ghế) để giao cho đàn em của mình. Trường hợp Trọng – Dũng là ví dụ. Sau khi Dũng bại, đàn em của Dũng bị truy sát ván. Tuy nhiên nếu một phe nào đó đã trở nên vô địch thì chẳng còn tướng nào dám khiêu chiến với kẻ vô địch nữa, khi đó nhà vô địch sẽ xử những kẻ nào mà hắn thấy không thuận mắt và thu hồi ghế giao cho đàn em tin cậy. Ngày đại hội chẳng qua là ngày trao hàng loạt chiếc ghế cho “phe ta”.
Đúng là Đại hội 13 là một ngày hội của bên thắng cuộc, tuy nhiên nó cũng là ngày hội cho những tên nào “có tài” nịnh hót, luồn sâu, leo cao mà không thuộc phe nào cả. Thực ra những kẻ nào mà có 3 tố chất “nịnh nót, luồn sâu, leo cao” đều là kẻ bất tài và lắm kẻ trong đó là dốt nát. Thế nên đại hội nào, ĐCS cũng nói rằng, họ chỉ chọn “người có tài, có đức, không tham vọng quyền lực blah blah blah…” nhưng cuối cùng thì sao? Hầu hết những kẻ trong đó đều bất tài, vô đạo đức và có tham vọng quyền lực một cách bất chính (làm chính trị là phải có tham vọng quyền lực, cho dù là ở xứ dân chủ văn minh cũng vậy). Thực tế đã chứng minh như vậy.
Hãy nhìn lại các đại hội trước: Lấy ví dụ như đại hội 12 năm 2016. Khi đó những Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Anh, Trương Minh Tuấn, Tất Thành Cang, Nguyễn Đức Chung, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Văn Bình được chọn thì bây giờ ra sao? Hay như đại hội 11 năm 2011. Khi đó những người như Nguyễn Tấn Dũng, Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua, Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Bắc Son cũng được chọn thì bây giờ họ ra sao? Nói chung, đại hội nào cũng đầy rẫy quan tham chưa lộ luồn sâu leo cao chứ chẳng có ai là trong sạch, và cũng chẳng mấy ai có năng lực để quản trị đất nước.
Đất nước này, ở phía dưới là người dân cùng khổ cần cứu vớt, nhưng ở phía trên thì không phải những con người có nhân bản vì người dân, mà trên đó toàn là những con sói đói. Chúng vô đạo đức và bất tài, ác và dã tâm. Lo cho dân ư? Không! Lo cho dân có miếng ăn thì lấy gì họ ăn? Lo cho đất nước ư? Không! Lo cho đất nước còn tâm lực trí lực đâu mà đấu nhau giành ăn? Vả lại, trong đảng đang chia phe đấu nhau thì đảng còn tiềm lực đâu mà bảo vệ đất nước khỏi sự nhòm ngó của kẻ thù phương Bắc? Đấy! Trên đầu người dân chúng ta là những hạng người như thế. Nếu nhìn sâu vào đại hội thì rõ ràng nó là ngày hội của bầy sói không hơn không kém. Sói cắn nhau giành ăn rồi lại liên hoan chè chén sau thắng lợi. Tuy nhiên nếu thấy dân đòi hỏi, đàn sói sẽ đoàn kết lại và thẳng tay với dân. Khi nào trị dân xong, sói lại quay ra đấu nhau, và đấu xong lại chè chén. Đấy! Số phận Việt Nam đang bị nhốt trong cái vòng luẩn quẩn thế đấy!
-Đỗ Ngà-
Tham khảo định nghĩa “tập trung dân chủ”:
https://www.merriam-webster.com/…/democratic%20centralism
#đảngcsvn #đạihội13