Ăn chận gạo cứu đói của người nghèo là tận cùng của sự khốn nạn và độc ác!

- Quảng Cáo -

Thao Ngoc|

Trong đợt hạn hán đầu năm nay xảy ra ở một số tỉnh Tây Nguyên, nơi vốn đa số người dân là đồng bảo thiểu số vốn đã nghèo, nay lại nghèo thêm.

Vì hạn hán kéo dài nên người dân không gieo cấy được. Một số khác tuy có tận dụng những nguồn nước ít ỏi để gieo cấy, nhưng lại bị héo rụi do hạn và mặn kéo dài. Khiến cuộc sống của đồng bào nơi đây vốn đã khó khăn, nay lại khó khăn chồng chất.

Một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.

- Quảng Cáo -

Đợt hạn hán đầu năm 2020, thị trấn Ea T’ling có 2.018 khẩu ở 13 tổ dân phố, bị ảnh hưởng. Đầu tháng 10 vừa qua, cấp trên đưa xuống 30,27 tấn gạo để cấp phát cho 2.018 khẩu bị ảnh hưởng với định mức 15kg gạo/khẩu. Tuy nhiên, nhiều hộ dân phản ánh họ không được nhận gạo cứu đói, hoặc có nhận gạo thì bị cắt giảm đi rất nhiều.

Bà Triệu Thị Thảo (trú tại tổ dân phố 1) cho biết, hạn hán của đầu năm 2020 nhiều diện tích trồng lúa của gia đình bà không thể gieo cấy. Đầu tháng 10 năm nay, thị trấn Ea T’ling tổ chức cấp phát gạo hỗ trợ cho người dân bị hạn nhưng không thông báo bà Thảo biết, trong khi tên của bà nằm trong danh sách được nhận.

“Tôi kiến nghị, nhưng chính quyền không trả lời. Ngày 21/10, tại buổi tiếp công dân của tổ đại biểu HĐND thị trấn Ea T’ling, tôi tiếp tục kiến nghị và được xem danh sách hỗ trợ gạo. Đáng nói, trong danh này đã được ký tên tôi và nhận gạo”, bà Thảo bức xúc, kể.

Gia đình chị Hoàng Thị Kim Điền (trú cùng địa chỉ) sống trong căn nhà tạm bợ, đất canh tác không có, lại đông con. Chị kể, ngày 6/10 vừa qua, tổ trưởng tổ dân phố 1 thông báo chị đi nhận gạo. Theo quy định, mỗi nhân khẩu được hỗ trợ 15 kg gạo.Gia đình chị có 7 người, lẽ ra phải được nhận 105kg , nhưng chị chỉ được nhận 30 kg gạo.

Ông Nguyễn Văn Thảo, Đại biểu HĐND thị trấn Ea T’ling xác nhận,có sự việc người dân phản ánh tại buổi tiếp xúc cử tri là đúng sự thật.

Điều đáng nói là Chủ tịch UBND thị trấn Ea T’ling Nguyễn Hữu Ánh, khi trả lời báo chí, đã xác nhận thông tin là có thật.Nhưng lại nói rằng: “Ở các tổ dân phố cắt giảm nhiều hộ dân để chia lại cho một số hộ khác cũng nằm trong diện khó khăn, chứ không phải ăn chặn”.

Xin hỏi ông Chủ tịch Nguyễn Hữu Ánh:Những hộ bị ảnh hưởng vì đợt hạn mặn này đều đã có chủ trương cứu trợ. Vậy việc cắt giảm hay ăn chặn của người khác thì chia cho ai?

Rõ ràng là qua cách trả lời của ông, cho thấy việc ăn chặn này là có chủ trương từ chính quyền địa phương, chứ không phải do cấp dưới tự ý làm.

Từ việc ăn chặn tiền cứu trợ của những hộ bị ngập lụt mà các nhà hảo tâm phát cho người dân tại Quảng Bình và Quảng Trị trong những ngày qua, đã làm cho dư luận trong và ngoài nước vô cùng phẫn nộ.

Nay với việc ăn chặn gạo cứu đói của các hộ nghèo ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, càng cho thấy nạn ăn chặn đã thấm vào máu, và trở thành bản chất của một số cán bộ. Do đó hễ khi có dịp là họ tối mắt, và máu tham lại nổi lên.

Nó càng chứng tỏ câu nói của bà Phó Doan như một chân lý:

“Ăn không từ một thứ gì của dân”.

(https://tintaynguyen.com/dak-nong-nguoi-dan…/1323241/…)

- Quảng Cáo -