Sự hình thành liên minh “doanh nghiệp lâm tặc và quan chức tỉnh“

Hiện trường sạt lở đập thủy điện Rào Trăng 3
- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà|

Chạy theo chỉ tiêu kinh tế mà không quan tâm gì đến hệ lụy phát sinh về môi trường, xã hội là căn bệnh trầm kha của chế độ này. Nó tiêm nhiễm từ trung ương đến địa phương. Bản chất của ĐCS là bổ nhiệm quan chức lung tung (CS gọi là luân chuyển cán bộ). Nhiệm kỳ này họ bổ anh nọ về làm bí thư tỉnh 5 năm, sau đó họ kéo người ta về bộ làm bộ trưởng 5 năm, và sau làm bộ trưởng 5 năm thì đẩy về ban bí thư vv… chính sự bổ nhiệm loạn xạ như thế này nó tạo nên tâm lý “không chắc mình có thể ngồi đủ lâu để ra chính sách lớn” nên hầu hết các quan chức hình thành tư duy nhiệm kỳ kiểu “ăn xổi ở thì” như chúng ta đã và đang chứng kiến. Đã nói đến tư duy nhiệm kỳ là nói đến tư duy chỉ biết làm điều gì có lợi trước mắt để lấy thành tích còn hậu quả thì không quan tâm nên những gì có hại cho môi trường họ đều bất chấp.

Chính sách bổ nhiệm loạn xạ ấy là sai lầm một thì chính sách cho phép tỉnh quyền phê duyệt thủy điện nhỏ thì có thể nói đây là sai lầm mười. Chính sách này chẳng khác nào trao cỗ máy phá rừng về cho các quan cấp tỉnh cả. Vì sao tôi nói như vậy? Vì như ta biết, tại các tỉnh miền núi – nơi mà không có môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư như những tỉnh hoặc thành phố duyên hải thì quan chức tỉnh chỉ còn cách mang rừng ra làm mồi nhử để thu hút những nhà đầu tư. Từ đó họ hút những “doanh nghiệp lâm tặc” về đây làm dự án “thủy điện”. Điều này nó mang lại cho quan chức tỉnh nhiều cái lợi trước mắt: Cái lợi thức nhất là chỉ tiêu kinh tế tăng lên, và đó được xem như điểm cộng để được trung ương ưu ái; Cái lợi thứ nhì, doanh nghiệp lâm tặc được phép phá rừng lấy gỗ sau đó lại quả cho quan chức. Từ đó, quan chức giàu có từ tài nguyên rừng quốc gia để vừa có tiền rủng rỉnh hối lộ trung ương mà tiến thân hoặc lo cho con cái du học và định cư.

Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn cho biết thì con sông Rào Trăng dài chưa tới 30 km nhưng phải cõng trên mình nó 4 bậc thủy điện. Riêng với thủy điện Rào Trăng 3 thì theo lời tiến sĩ Trịnh Xuân Hòa -Phó viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cho biết vào năm 2019, đơn vị đã điều tra hiện trạng trượt lở tại huyện Phong Điền, trong đó có khu vực thủy điện Rào Trăng 3 với tỷ lệ 1:50.000. Kết quả điều tra cho thấy tất cả các điểm trượt đều xảy ra khi có mưa hoặc trước đó có mưa lớn kéo dài; thống kê có 40/42 điểm trượt xảy ra tại taluy – sườn nhân tạo. Ấy vậy mà quan chức tỉnh Thừa Thiên-Huế phớt lờ để dự án mà vẫn cứ tiếp tục và hậu quả cho đến hôm nay thì ai cũng thấy. Với quan chức tỉnh Thừa Thiên-Huế thì sinh mạng dân là cỏ rác, chỉ thủy điện là “có ích” cho họ mà thôi.

- Quảng Cáo -

Một ví dụ khác: Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Thăng Long (gọi tắt là Công ty Thăng Long) có trụ sở ở huyện xã Thách Hòa, huyện Thạch Thất (Hà Nội) là một doanh nghiệp đăng ký 50 ngành ghề kinh doanh, trong đó có lắp đặt hệ thống điện (mã ngành 43210); Xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng” (mã ngành 42900); Khai thác gỗ (mã ngành 02210); Khai thác lâm sản khác trừ gỗ (mã ngành 02220); Thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác (mã ngành 02300); Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp” (mã ngành 02400); Cưa xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ (mã ngành 1610), Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác (mã ngành 16210)… nhưng trong đó hoàn toàn không có chức năng “xây dựng và khai thác thủy điện”. Ấy vậy mà năm 2016, công ty này được tỉnh Cao Bằng giao cho công ty Thăng Long này xây dựng 4 thủy điện, đó là: thủy điện Bản Ngà, xã Đình Phùng (huyện Bảo Lạc); thủy điện Bản Chiếu (huyện Nguyên Bình), thủy điện Bạch Đằng (huyện Hòa An); thủy điện Hồng Nam (huyện Hòa An).

Một công ty có chức năng khai thác rừng và chế biến gỗ và hoàn toàn không có chức năng xây dựng và khai thác thủy điện nhưng lại làm chủ đầu tư hàng loạt dự án thủy điện thì chúng ta cũng đủ hiểu mục đích của họ là gì. Sự liên kết giữa “doanh nghiệp lâm tặc” và quan chức tỉnh nó hình thành nên nhóm lợi ích “quyền lực-phá hoại” sống cộng sinh tương trợ lẫn nhau. Doanh nghiệp lâm tặc lại quả lớn cho quan chức, quan chức bảo kê cho danh nghiệp đầu tư trái ngành và hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để làm dự án. Được biết riêng dự án thủy điện Bạch Đằng có tổng vốn đầu tư là 176 tỷ đồng thì công ty Thăng Long được duyệt vay đến 125 tỷ đồng. Với 51 tỷ đồng của công ty bỏ ra ấy thì tiền khai thác gỗ của dự án dư khả năng bù vào rồi. Như vậy thì rõ ràng ở đây không phải tỉnh giúp các công ty đâu tư thủy điện tay không bắt giặc là gì? Mà giúp thế thì ắt được lại quả rất đậm thôi.

Ông bà xưa luôn dạy chúng ta rằng “dục tốc bất đạt”. Vâng! Hãy đừng bổ người lung tung mà để cho người ta quản lý một ngành hay một địa phương đủ lâu để họ có cơ hội theo đuổi một chính sách dài hơi để mang lại kết quả tốt. Với chính sách “luân chuyển cán bộ” và thêm chính sách “giao quyền phê duyệt dự án thủy điện nhỏ” cho tỉnh thì có thể nói, ĐCS đã tạo nên một cỗ máy phá hoại mà họ không hề lường trước. Với CS, cách điều hành đất nước của họ chỉ có biết “thích gì làm đó” mà không hề lường trước được hậu quả. Đã 75 năm rồi nhưng họ vẫn không hề nhận ra./.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://www.thesaigontimes.vn/…/tu-rao-trang-3-nhin-lai…

https://infonet.vietnamnet.vn/…/chu-dau-tu-du-an-thuy…

https://baotainguyenmoitruong.vn/uu-ai-cho-doanh-nghiep…

https://www.thiennhien.net/…/uu-ai-cho-doanh-nghiep…/

#thủyđiệnviệtnam #lâmtặc #quanchứcchếđộvc

- Quảng Cáo -