Chuyện nhà quý tộc Nguyễn Minh Thuyết

- Quảng Cáo -

Loc Duong|

Phiếm luận

Không biết cái bằng Giáo Sư và bằng Tiến Sĩ của ông Thuyết là thật hay mua, điều này rất khó phân biệt trong cái thời buổi nhiễu nhương, thật giả khó lường hiện nay. Nhưng phải công nhận trong cuộc sống, ông Thuyết có một lối sống cao, thuộc loại quý tộc.

Ở nhà, người Ôsin giúp việc thường gọi ông bằng ngài. Đại khái như : “ Thưa ngài, sắp đến giờ dùng bữa trưa, xin mời ngài chuẩn bị “ hay “ Thưa ngài, ngài đi cầu quên giựt nước, bà nhà nổi điên lên, chửi ngài từ sáng tới giờ, xin ngài khoan hãy vội vào phòng…” Giường ngủ của ông không mắc màn mà chỉ che rèm xịn, nhập từ Iraq. Phòng ăn của ông không xài đèn thường, mà chỉ gồm những chùm đèn cầy trắng, và trên bàn ăn, bên cạnh các tô đĩa bằng pha lê đựng các món thức ăn như mắm kho thịt ba chỉ hay canh chua rau muống, nhất thiết phải có lọ hoa tươi thì ông ăn mới ngon miệng. Còn phòng làm việc của ông? Có thể nói đây là căn phòng to lớn và tôn nghiêm nhất trong nhà. Tại vì nơi đây là chỗ ông ngồi soạn sách giáo khoa cho con nít cả nước học. Số tiền tỷ giúp ông duy trì cuộc sống quý tộc cũng từ đây mà ra. Trên mặt bàn bằng gỗ quý rộng mênh mông chứa đầy những bộ sách năm nay, và cả bản thảo mới toanh cho bộ sách năm tới nữa. Nói tóm lại, chừng nào bộ Giáo Dục còn bắt tay ăn chia với ông, bắt buộc học sinh phải đổi sách hàng năm thì ông vẫn kiếm khẩm tiền, dư sức cho ông và gia đình sống cuộc đời làm cha thiên hạ.

- Quảng Cáo -

Hôm nay rảnh rổi, lòng lại đang buồn phiền, ông bèn xách súng đi bắn chim. Ông buồn vì tự nhiên dư luận lại nháo nhào lên chỉ trích cuốn sách giáo khoa lớp 1, bộ sách Cánh Diều do ông làm Tổng chủ biên. Họ chửi ông nhiều lắm. Nào là:

-Cuốn sách có những bài đọc ngô nghê, ngớ ngẩn, khó hiểu, khó in vào tâm trí con trẻ. Người lớn đọc còn không hiểu ý nghĩa câu chuyện là gì, huống chi trẻ lớp 1.

-Người soạn sách không hiểu gì về tâm lý trẻ con, lại còn đem những chuyện ngụ ngôn danh tiếng thế giới ra cắt xén, thêm thắt bậy bạ, đâm ra phản giáo dục.

-Có những bài vô tình cổ vũ tính bạo lực, tính lươn lẹo. Đối thoại thì lấc cấc như dân vỉa hè, khôn vặt và lưu manh……

Nhưng chửi ông thì không sao cả. Ông bỏ ngoài tai. Ông rất tâm đắc câu của Nam Cao “ Thời buổi này thằng nào được nghe chửi là thằng ấy sướng, thằng ấy no”. Ông chỉ điếng hồn lên khi có đứa đòi phải trả lại cho phụ huynh tiền mua sách. Trả sao được mà trả. Tiền ông vừa đặt cọc mua miếng đất định xây thêm cái biệt thự, lấy gì mà trả lại đây ?

Buổi đi săn thất bại. Cả ngày ông chỉ bắn được có mỗi con chim cu. Con chim này chắc bị điếc nên không sợ súng của ông. Ra đến quán nước chỗ gửi xe, buồn tình ông vào quán gọi chai bia. Hai vợ chồng chủ quán quen mặt ông nên tiếp đãi ân cần và ngồi hầu chuyện cung kính lắm. Đang nói chuyện thời tiết thì thằng bé con chủ quán từ ngoài đường chạy về. Bà chủ quán mới vồn vã:

-Quạ (Quạ là tên gọi ở nhà của bé) chào ông đi con.

-Con chả chào ai đâu. Con là Quạ đang ngậm khổ mỡ to, nếu con chào, khổ mỡ sẽ rơi bộp, nằm kề mõm chó.

Bà mẹ mắc cỡ với khách quá bèn đánh trống lảng:

-Quạ hư quá. Thế Quạ ăn gì chưa?

-Con chén rồi, bố mẹ cứ đớp tự nhiên đi.

Đến nước này ông bố bắt đầu nổi nóng:

-Mày học ở đâu những câu lưu manh, đầu đường xó chợ vậy ?

-Con học trong sách tập đọc Cánh Diều chứ đâu, trong lớp cô giáo bắt phải học thuộc lòng.

Ông bố đứng phắt dậy, hai bàn tay co vào thành nắm đấm, mắt long lên sòng sọc, ông rít lên qua kẽ răng :

-Tiên sư cha thằng nào viết sách bậy bạ dậy cho con tao. Địt cụ nó, tao mà gặp giữa đường, tao thề sẽ lụi cho một dao lòi ruột ra. Bố mày mới đi tù về, đéo sợ thằng nào đâu.

Nhà quý tộc Nguyễn Minh Thuyết mặt xanh lè, lập cập đứng dậy cáo từ ra về. Lúc lái xe, tay ông vẫn còn run bắn lên. Nhưng chỉ được một lúc thôi, ông quên ngay, bởi vì ông lại nhớ tối nay có cái hẹn với tay kiến trúc sư để xem bản vẽ phác hoạ ngôi biệt thự mà ông sắp xây, toàn bằng tiền bán sách cho con nít học mà ra cả đấy, các bố ạ./.

Loc Duong

#sáchgiáokhoalớp1 #giáosưNguyễnMinhThuyết

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here