Từ sau Đại hội 12 của ĐCSVN, dư luận rất quan tâm về nhân vật sẽ thay thế TBT Nguyễn Phú Trọng . Bởi vì ông Nguyễn Phú Trọng đã đã làm TBT liên tiếp 2 nhiệm kỳ , là 2011-2016 và 2016-2021.
Cả hai nhiệm kỳ này, ông Nguyễn Phú Trọng đều là “trường hợp đặc biệt” vì đã quá tuổi theo quy định.
Và đăc biệt là sự kiện tại Kiên Giang vào tháng 4/2019, khi ông Trọng đến thăm sào huyệt của Ba X, thì bất ngờ bị đột quỵ phải đi cấp cứu. Từ đó mọi dư luận đồn đoán ông Trọng sẽ về nghỉ khi hết nhiệm kỳ 2 này. Mặc dù một số kẻ nâng bi muốn ông Trọng tiếp tục ở lại, như Nguyễn Hồng Diên hay Đỗ Ngọc Thông đều cho rằng, nếu ông Trọng tiếp tục ở lại là “hạnh phúc cho đảng và dân tộc.
Và dư luận lại càng hồi hộp hơn khi biết “Hội nghị TƯ 13 vừa qua chưa xem xét các trường hợp đặc biệt tái cử khóa 13, mà đang ở phía trước. Hội nghị trung ương 14 sẽ diễn ra vào đầu năm 2021 và sau đó có hội nghị 15 nữa hay không thì chưa biết.”
Có nghĩa là cuộc chiến giành ghế tại ĐH 13 còn rất gay go và ác liệt, còn lắm gian nan.
Ý kiến muốn ông Trọng ở lại chỉ là cá biệt của những kẻ nâng bi. Riêng ông Trọng, được cho là sỹ phu Bắc Hà’, vốn có lòng tự trọng, chắc ông ấy không để cho các “thế lực thù địch” gắn cho cái mác là kẻ “tham quyền cố vị”. Mà tham vọng quyền lực là việc rất bỉ ổi, ông ấy rất ghét như ông từng tuyên bố và phản đối.
Còn dư luận thì cho rằng, nếu bắt ông Trọng tiếp tục là “trường hợp đặc biệt”lần thứ 3, với một người tàn tật, lại gần bát thập, nếu bắt ông ấy tiếp tục gánh trọng trách thì quá nhẫn tâm, không phù hợp truyền thống nhân đạo của dân tộc ta.
Do đó việc dư luận chú ý đến người thay thế là rất chính đáng.
Mọi sự chú ý đến cuộc đua vào chiếc ghế cao nhất và đầy quyền lực này là cuộc đua song mã, giữa ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và ông Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng.
Vì ông Trần Quốc Vượng, là Thường trực Ban Bí thư, chức vụ này được ví như là Phó Tổng bí thư, là cánh tay đắc lực của ông Trọng.
Trong quá khứ cũng đã có 2 người từ đây đi lên làm Tổng Bí thư, là ông Nguyễn Văn Linh và ông Lê Khả Phiêu.
Tạm thời so sánh tương quan lực lượng giữa hai ông, có thể thấy rằng, ông Phúc có điểm yếu là “không phải người Bắc có ní nuận”,nhưng lại rất giàu, và sau 5 năm làm Thủ tướng, đã ban phát bao ơn huệ cho các tỉnh, thành, ngành như Ba X năm xưa.
Còn ông Vượng thì là người Bắc, chưa có điều tiếng về tham nhũng, nhưng điểm yếu của ông Vượng là trong mấy chục năm qua chẳng để lại dấu ấn gì đặc biệt, nếu không nói là rất mờ nhạt.
Thứ đến là ông ấy đồng tình về việc mở thêm các trạm BOT hút máu dân. Thảo luận tổ tại kỳ họp tháng 10/2017,ông Vượng cho rằng đặt các trạm BOT là chủ trương đúng, và cần phải tiếp tục phát huy.
Nhưng điều lạ lùng là vai trò của ông Trần Quốc Vượng trong thời gian vừa qua hết sức lu mờ, mất hút tận đâu đâu.
Sáng 11/5/2020, Hội nghị Trung ương 12 (khóa XII) TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc, và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên khai mạc (chứ không phải ông Vượng).
Tại đám tang ông Lê Khả Phiêu vào ngày 15/8/2020, ông Phúc là trưởng đoàn của Đoàn BCHTƯ, và Trưởng của đoàn Chính phủ, mà ai cũng nghĩ rằng, nếu ông Trọng vắng mặt, thì lẽ ra trưởng đoàn của BCHTƯ phải là ông Trần Quốc Vượng .
Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội, khai mạc sáng 28/9/2020, ông Nguyễn Phú Trọng tham dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội. Thành phần tham dự có gần như đầy đủ các UVBCT, và nguyên dàn tứ trụ. Nhưng không có ông Trần Quốc Vượng.
Sáng 12/10/2020, Đại hội Đảng bộ Công an trung ương,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo đại hội.
Sáng 12/10, Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ 17, nhiệm kỳ 2020 – 2025 ,Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo đại hội.
Tại hội nghị này, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể T.Ư gần như tất cả đương chức và nguyên trong bộ máy quyền lực nhất của đảng đều có mặt. Thậm chí kẻ đã ra rìa như Hoàng Trung Hải, trong phần giới thiệu chỉ đề là Phó Trưởng bộ phận Thường trực chuyên trách Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng vẫn có mặt. Nhưng tuyệt nhiên không có ông Trần Quốc Vượng.
Và Đại hội đại biểu đảng bộ TP.HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì Đại hội.
Như vậy là trong 4 cuộc đại hội quan trọng nhất trước ĐH 13, là Quân đội, Công an, Hà Nội và TP.HCM, thì ông Trọng chủ trì 2, ông Phúc chủ trì 2. Và ông Vượng chỉ tham dự duy nhất tại Đại hội Công an mà thôi.
Cũng nhân dịp đại hội các địa phương, việc ông Nguyễn Văn Nên người Tây Ninh được điều về làm Bí thư thành Hồ, và trước đó là ông Bùi Văn Cường về làm bí thư Đắk Lắk, bà Lâm Thị Phương Thanh về làm bí thư Lạng Sơn, ông Nguyễn Khắc Định về làm bí thư Khánh Hòa, cho thấy việc điều chuyển và chỉ định người nơi khác về làm bí thư đang trở thành trào lưu mới.
Nhận xét về việc này, trên trang cá nhân của mình, nhà báo Nguyễn Thông viết: “Với kiểu chỉ định bí thư và ban thường vụ đảng bộ tỉnh thành, như đảng đang làm, tốt nhất là dẹp ngay những đại hội chưa diễn ra, đang chuẩn bị tổ chức, ít nhất cũng đỡ tốn được mớ tiền, và quan trọng nhất là “đẹp tốt phô ra, xấu xa đậy lại”.
Mọi cuộc bầu bán chỉ là trò cười và vô nghĩa.
(Nếu đó chỉ là chuyện nội bộ của đảng thì chả ai quan tâm làm gì cho mệt người, nhưng khổ nỗi nó lại cứ đưa người vào những vị trí khác để lãnh đạo toàn diện cơ).
Và với việc ông Trần Quốc Vượng ít xuất hiện như vừa qua, càng tạo cảm giác trong dư luận là ông đang bị lép vế trong cuộc chạy đua giành chiếc ghế TBT tại ĐH 13 sắp tới, so với người miền Trung ít ní nuận, là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Ông Trần Quốc Vượng ơi! Hãy cố lên nhé. Không biết ông Thường trực Ban Bí thư giờ này đang phiêu diêu ở đâu?
#đảngcsvn #đạihội13 #trầnquốcvượng