Bộ Ngân Khố Mỹ đánh giá một quốc gia có bị gắn mác “thao túng tiền tệ” hay không dựa vào 3 yếu tố sau:
Thứ nhất là thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ đạt ít nhất 20 tỉ đô la;
Thứ nhì là thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP;
Thứ ba là chính quyền CS có can thiệp một chiều kéo dài trên thị trường ngoại tệ thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất sáu tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP hay không? Các tiêu chuẩn đánh giá dựa vào số liệu thống kê 12 tháng, tức 4 quý.
Đấy là 3 tiêu chuẩn cơ bản mà Mỹ áp dụng để đánh giá khả năng một quốc gia có thao túng tiền tệ hay không. Trong bối cảnh Mỹ đang gây chiến tranh thương mại với Trung Cộng, thì với Việt Nam Mỹ còn chú ý đến tiêu chí thứ tư, là liệu Hà Nội có thiện chí ngăn chặn Trung Cộng mượn đường Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hay không?! Trước mắt với Việt Nam ta thử xét 3 tiêu chuẩn cơ bản thì Việt có bị vướng hay không?
Tiêu chí thứ nhất là cán cân thương mại song phương Việt Mỹ.
Theo số liệu của Cục Thống Kê Dân Số (United States Census Bureau) thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ thì tính 4 quý gần đây nhất tức là từ quý 2 năm 2019 đến quý 1 năm 2020 thì thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ là 57 tỷ đô la, vượt xa con số 20 tỷ đô. Như vậy căn cứ theo tiêu chí thứ nhất, Việt Nam dính.
Tiêu chí thứ nhì là thặng dư cán cân vãng lai của Việt Nam có hơn 2%GDP hay không?!
Người ta nghe nói nhiều về cán cân thương mại chứ ít ai nghe nói về cán cân vãng lai (hay còn gọi là tài khoản vãng lai). Thế nhưng về thực chất, cán cân vãng lai mới tổng quát được dòng ngoại tệ ra vào một quốc gia như thế nào?! Trong cán cân vãng lai có xuất nhập khẩu hàng hóa, có xuất nhập khẩu dịch vụ, có kiều hối và có cả dòng tiền đầu tư vv.. nói chung trong cán cân vãng lai có chứa cán cân thương mại của Việt Nam với thế giới. Như vậy căn cứ thặng dư cán cân vãng lai nó phản ảnh chính xác thu nhập ngoại tệ của một quốc gia hơn. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước thì thặng dư vãng lai của Việt Nam từ quý 2 năm 2019 đến hết quý 1 năm 2020 là 15 tỷ 284 triệu đô la. Với GDP của Việt Nam năm 2019 là 262 tỷ đô thì rõ ràng thặng dư vãng lai đạt 5,8%GDP vượt rất xa chuẩn 2% GDP mà Bộ Ngân Khố Mỹ quy định. Như vậy căn theo tiêu chí thứ nhì, Việt Nam cũng dính.
Tiêu chí thứ ba mới là yếu tố quyết định. Đó là Bộ Ngân Khố Mỹ xem xét liệu Ngân Hàng Nhà nước của chính quyền CS có bung tiền Hồ ra để mua đô la tạo ra hiện tượng khan hiếm đô nhằm đè giá đồng tiền Hồ xuống mức thấp hơn bình thường để giành lợi thế xuất khẩu và cản trở nhập khẩu hay không?! Điểm mốc để Bộ Ngân Khố Mỹ kết luận là Việt Nam có bung tiền Hồ ra quá trớn hốt đô la về là mức 2%GDP, tức tương đương với 5,24 tỷ đô cho 4 quý. Nếu mua đô ít hơn 5,24 tỷ trong 12 tháng thì thoát tội, còn mua nhiều hơn số đó thì rất dễ bị ăn đòn trừng phạt của Mỹ. Vậy câu hỏi đặt ra là từ quý 2 năm 2019 đến hết quý 1 năm 2020, Ngân hàng Nhà nước CS mua vào bao nhiêu tỷ đô?
Theo một bài báo trên Tạp Chí Tài Chính ngày 04/04/2019 cho biết, hết quý 1 năm 2019 thì Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đã có 65 tỷ đô la dự trữ. Cũng theo một bài báo khác trên tờ tạp chí này phát hành vào ngày 14/04/2020 đã cho biết, hết quý 1 năm 2020, Ngân Hàng Nhà Nước đã dự trữ được 84 tỷ đô. Nghĩa là từ quý 2 năm 2019 đến hết quý 1 năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào 19 tỷ đô la, vượt rất xa 5,24 tỷ đô ứng với 2% GDP theo quy định. Vậy thì căn cứ theo tiêu chí thứ ba thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã can thiệp thô bạo vào tỷ giá bằng cách bung tiền Hồ mua đô la quá ngưỡng quy định cho một nhà nước có phá giá đồng nội tệ hay không?!
Hiện nay phía Việt Nam đang chuẩn bị gặp phía Mỹ để khóc lóc rằng “Em mua đô nhiều là để gia tăng dự trữ ngoại hối là cần thiết để phòng khi đói chứ em hoàn toàn không có ý sử dụng công cụ tỷ giá hay phá giá tiền Hồ một cách có chủ ý để hỗ trợ xuất khẩu, và cải thiện tình trạng xuất siêu sang Mỹ. Em xin cam kết mua thêm sản phẩm của anh, đồng thời có các biện pháp hạn chế tối đa việc hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam nhằm tìm đường tới xứ Mỹ các anh”
Thực tế trong 3 tiêu chí cơ bản thì chỉ có tiêu chí thứ nhất là lấy số liệu từ phía Hoa Kỳ nên tiêu chí này là chắc chắn đúng như vậy. Còn tiêu chí thứ hai và tiêu chí thứ ba được lấy từ phía ngân hàng nhà nước Việt Nam nên không đáng tin lắm. Chính quyền CS luôn có nhiều loại số liệu, một số liệu dùng để tuyên truyền, một số liệu dùng để đàm phán và số liệu thật. Những số liệu mà dân có thể dễ dàng tra được, có khả năng đó là số liệu tuyên truyền. Không biết phía Mỹ có nguồn điều tra độc lập nào hay không, chứ nếu chấp nhận số liệu phía Việt Nam đưa thì chắc chắn CS sẽ vượt qua được đòn trừng phạt bằng số liệu tự chế.
Với Việt Nam, tiêu chí thứ ba và thứ tư là quyết định đòn trừng phạt của Mỹ. Đứng trước cáo buộc như vậy, không biết phía chính quyền CS Việt nam luồn lách thế nào? Hãy chờ xem?!
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
https://www.census.gov/foreign-trade/balance/c5520.html
https://en.wikipedia.org/wiki/Economy_of_Vietnam
https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk
http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/quy-i2019-du-tru-ngoai-hoi-vuot-moc-65-ty-usd-304955.html
http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/du-tru-ngoai-hoi-dat-84-ty-usd-321508.html
http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/du-tru-ngoai-hoi-lap-ky-luc-79-ty-usd-317312.html