Theo VOA, Việt Nam vừa bị tuột khỏi nhóm 20 quốc gia phục hồi kinh tế hậu cúm Tàu nhanh nhất.
Ngoài Thái Lan là nước phục hồi số một, Hàn Quốc cũng trong tóp đầu, các nước giàu mạnh khác như TC, Nhật, Singapore… Đều tuột xa nhóm 20, nước giàu mạnh nhất thế giới là Mỹ cũng đang lặn hụp ở tóp gần cuối, thì việc Việt Nam bị tuột nhóm 20 cũng không có gì là ghê gớm.
VOA cũng cho rằng, Việt Nam tuột hạng là do dịch cúm Tàu bùng phát lần hai, và rằng có lẽ Việt Nam đã chọn lựa an toàn dịch bệnh là ưu tiên trước, thứ đến mới kinh tế.
Chợt nhớ câu thành ngữ Việt Nam:”Của đi thay người” luôn đúng với mọi thời đại. Bởi “Người còn của còn”, mạng sống con người là quan trọng nhất, chính con người làm nên của cải, của cải không làm nên con người. Cho nên khi bắt buộc phải chọn lựa giữa mạng sống và của cải, thì bất cứ ai cũng chọn “bỏ của đổi lấy người”.
Vấn đề ở đây, có cách nào lưỡng toàn, vừa giảm được thiệt hại nhân mạng vừa duy trì tăng trưởng kinh tế ? Đây là vấn nạn khó song toàn. Bởi muốn an toàn dịch bệnh khi chưa có phát đồ điều trị khả dĩ, chưa có vaccin tạo miễn dịch cộng đồng thì giãn cách xã hội, cách ly phong tỏa ổ dịch là phương pháp duy nhất kiểm soát và ngăn chặn lây nhiễm xã hội hiệu quả.
Giãn cách, cách ly, phong thành, phong xóm v.v… Thì đương nhiên kinh tế sẽ bị tê liệt, rơi vào trạng thái thằn lằn ăn đuôi, ăn vào tiết kiệm của cá nhân, gia đình và xã hội, chính phủ phải giải ngân hỗ trợ, nợ công thêm chồng chất.
Nền kinh tế Thái Lan chưa hóa cọp hóa rồng, song ngành công nghệ không ống khói (du lịch) của họ rất nổi tiếng, là mỏ USD, trong đó dịch vụ nhất dạ đế vương (công nghệ ống khói nhỏ) tức phố đèn đỏ, rất được giới mày râu trên thế giới ưa chuộng. Khi kiểm soát được cúm Tàu, Người Thái đã linh hoạt phục hồi du lịch là ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất, góp sức cùng những ngành khác giúp Thái Lan dẫn đầu nhóm 20 nước hồi phục kinh tế hậu cúm Tàu.
Không biết có phải vì muốn thành phố đáng sống, thành phố phải đến một lần trước khi chết, phát triển du lịch hậu cúm Tàu giống Thái Lan ? Nên Đà Nẵng đã đề xuất lập phố đèn đỏ, tức ngành công nghệ “ống khói nhỏ”, cù rủ cánh mày râu lắm của đến Đà Nẵng nướng tiền, tạo nguồn thu, khi nguồn thu từ đất không còn dồi dào do Vũ nhôm và các nhóm lợi ích cạp cạn kiệt ?
Và cũng không biết có phải vì đó mà Đà Nẵng thành ổ dịch nguy hiểm nhất hiện nay, tụ hội nhiều người TC, trong đó không ít người TC nhập cảnh chui vào Việt Nam, mà đích đến phần đông là Đà Nẵng?
Thực ra Việt Nam chọn lựa bỏ của lấy người, không chỉ hợp đạo lý mà còn là chuyện không thể làm khác. Bởi dù Việt Nam không bị bùng phát dịch cúm lần hai, thì kinh tế Việt Nam cũng khó tăng trưởng khi những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ và EU đang tê liệt vì cúm Tàu không có đơn hàng mới cho các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, phải đóng cửa hoặc sản xuất cầm chừng, khiến tình trạng thất nghiệp ngày một gia tăng.
Hơn nửa, Việt Nam cũng gặp trở ngại không nhỏ vì gảy đổ chuỗi cung ứng toàn cầu, vì cả thế giới suy trầm kinh tế v.v… Nên nếu Việt Nam có không bị cúm cũng bó tay. Xuất khẩu khó khăn vì cúm Tàu, tiêu thụ nội địa cũng sa sút. Vì thất nghiệp càng tăng sức mua càng giảm, sức mua càng giảm các doanh nghiệp bán không chạy hàng càng sa thải công nhân, càng sa thải công nhân sức mua càng giảm thêm… Cái vòng luẩn quẩn này chẳng khác nào thằn lằn ăn đuôi, buộc nhà nước phải xuất ngân hỗ trợ khi ngân sách thâm hụt trầm trọng vì giảm nguồn thu thuế, nên nhà nước vốn đã ngập nợ nay chồng thêm nợ chẳng khác gì Chúa Chỗm ai cũng có thể hình dung.
Thôi thì… Khi không tự mình xoay chuyển được càn khôn trong thế giới toàn cầu hóa, thì chọn lựa bảo vệ cuộc sống cho nhân dân trước hiểm họa cúm Tàu để chuẩn bị con người cho hậu dịch cũng là một chọn lựa khả dĩ…