Người viết: Anh Hoàng
Câu chuyện sách lậu đã từ lâu đã không phải là vấn đề mới ở Việt Nam, nhưng nó vẫn diễn ra một cách âm ỉ và không kiểm soát. Hiện tượng này đang gây ra những hệ lụy vô cùng ghê gớm cho sự phát triển xã hội. Sách lậu xuất hiện tràn lan khiến nhiều nhà xuất bản sách đã mua quyền phát hành thất thu, kết quả những nhiều tác phẩm của các tác giả không còn nhận được tiền nhuận bút xứng đáng với công sức của họ. Nhiều tác giả không thể không dựa vào những tác phẩm mình viết để sống, họ sẽ phải chuyển sang nghề khác chấm dứt niềm đam mê của mình. Tương tư, những tác giả mới khác cũng không còn muốn bước chân tiếp vào con đường gian khổ này. Những giá trị cuộc sống, những thông điệp và bài học hiện tại và tương lai sẽ bị ngắt quãng bởi thiếu đi những con người chỉ lối soi đường.
Những độc giả hiện tại đang thiếu đi sức sống, định hướng để khơi gợi trong có tình yêu, sự đồng cảm, động lực tiến lên hay tiếp thu những giá trị văn hóa tốt đẹp nhưng cần điều chỉnh cho phù hợp với thời cuộc. Tuy nhiên, nhũng điều tốt đẹp đó các độc giả đang không tìm thấy ở những tác phẩm của tác giả Việt Nam như trước nữa. Giờ đây trên kệ các nhà sách là những truyện, tiểu thuyết tình cảm lãng mạn của các nhà văn Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản, những câu chuyện viễn tưởng đến từ phương tây. Những giá trị bài học về văn hóa, giáo dục đến từ những nước phát triển như Anh, Mỹ hay Phần Lan. Những tác giả như Trần Đăng Khoa, Nguyễn Nhật Ánh có những tác phẩm ăn khách là điểm sáng hiếm trong thị trường sách lúc này.
Giải quyết câu chuyện sách lậu bắt nguồn từ pháp luật, hiện tại chế tài xử phạt các đối tượng sản xuất lậu là quá nhẹ, khi chỉ phạt hành chính từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong khi đó, lợi nhuận từ in và bán sách lậu mang về cho các đối tượng đó lên đến cả tỷ đồng. Do đó, tình trạng này vẫn tiếp diễn tràn lan và chưa có cách giải quyết thấu đáo. Hệ quả sẽ là nhiều lớp trẻ đang thiếu đi những kiến thức, hành trang cần thiết để bước vào đời, những giá trị xã hội đang bị xói mòn bởi thiếu đi sự định hướng và giáo dục. Nhiều tác giả trẻ đã và đang tìm cho mình hướng đi mới, họ để các tác phẩm mình lên các trang mạng xã hội, họ trở thành các blogger, youtuber. Kết quả, họ trở thành influencer (người tạo ảnh hưởng) khi có một lượng lớn fans, followers yêu thích tác phẩm của họ. Từ đó, họ nhận được các hợp đồng quảng cáo, người đại diện cho các thương hiệu, tham gia các show truyền hình thực tế và nhận tiền từ các trang mạng xã hội. Đó là nguồn thu, nguồn động lực cho công việc đam mê của họ. Những cái tên nổi bật cho xu hướng đó Gào, Phan Ý Yên, Minh Nhật.
Những giải pháp đó cũng chỉ là ngắn hạn, chính phủ Việt Nam cần mạnh tay và quyết liệt hơn trước vấn đề này, nếu Việt Nam muốn hợp tác sâu rộng với quốc tế về mọi mặt.