Chiều ngày 20/7/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với TPHCM về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh và thực hiện các dự án đầu tư.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị TPHCM phải thúc đẩy rõ hơn kinh tế ban đêm: “Theo tính toán, cứ 4 tiếng đồng hồ về kinh tế ban đêm thì đóng góp từ 5-8% GDP của Thành phố. Cho nên cần tăng cường tổ chức kinh tế ban đêm”.
Thủ tướng Phúc chỉ nói kinh tế ban đêm đóng góp từ 5-8% GDP của Thành phố, mà không nói rõ đây là những ngành nghề gì? Không biết Thủ tướng căn cứ vào đâu để đưa ra con số này?
Khái niệm “Kinh tế ban đêm” hiện có khá nhiều định nghĩa, nhưng phổ biến nhất được hiểu là tất cả những hoạt động dịch vụ diễn ra sau 17h tối hôm trước cho đến 6h sáng hôm sau, từ chợ đêm, nhà hàng, quán ăn, khách sạn, các hoạt động văn hóa, giải trí, nhưng chủ yếu vẫn là các quán nhậu.
Ngoài ra các hoạt động ban đêm này có một ngành rất phát triển từ thành thị đến nông thôn, nhưng tại các thành phố lớn thì phát triển rầm rộ hơn. Đó là hoạt động của các quán đèn mờ, mà thu nhập từ khoản này nghe nói cao lắm.
Vì ban đêm là đen tối nên có diễn ra nhiều hạt động mờ ám, như việc đi ăn trộm ăn cướp, và phụ nữ bán hàng tự có. Vì Thủ tương không nói rõ nên người ta dễ hiểu lầm là nhà nước đã hợp thức hóa nghề mãi dâm và tiến hành thu thuế.
Hiện nay các hoạt động mại dâm trá hình nấp bóng dưới rất nhiều hình thức, mà người ta hay gọi là các phố đèn đỏ. Tất cả những hoạt động ấy đều có bảo kê hết. Nếu không có kẻ chống lưng thì chỉ hoạt động chưa đến 24 giờ là bị tóm ngay.
Cái này chắc Thủ tướng cũng thừa biết, vì có nhiều ông quan có những 14,15 cái sân sau mà Thủ tướng cũng còn biết nữa là. Tất cả họ đều phải đóng thuế cả đấy. Có điều là không có biên lai chứng từ, nhưng ăn chia chắc là phải có. Lâu lâu cũng có chỗ này chỗ nọ bị bắt. Nhưng đó chỉ là động tác giả, để lấy thành tích và để chứng tỏ có hoạt động, sau đó phạt hành chính là xong.
Công việc bảo kê phát triển mạnh đến nỗi đã đi vào ca dao Việt Nam, như:
“Đồ Sơn không có mại dâm
Cave không đến Quất Lâm hành nghề”.
Báo chí vừa qua đưa tin rần rần về vụ những người mẫu, hoa hậu bán dâm giá 30 ngàn đô mỗi nhát. Quá kinh khủng. Dư luận cho rằng, chỉ có những quan tham xài tiền chùa mới dám bỏ ra số tiền bằng cả năm lương của những công chức bình thường để mua vui chốc lát. Chứ những người lao động chân chính họ rất quý trọng đồng tiền làm ra, không dám xài hoang.
Nhưng báo chí lại chỉ đưa tin về những cô gái bán dâm, mà chẳng bao giờ nêu danh kẻ mua dâm. Thật bất công.
Có điều là những đồng tiền thuế không biên lai chứng từ mà các cô ấy đóng, chảy vào túi ai? Vì nhà nước không hợp thức hóa ngành mại dâm, dẫn đến hàng năm thất thu một khoản tiền rất lớn. Họ lý do vì thuần phong mỹ tục, vì bảo vệ nhân phẩm phụ nữ..v.v.Tất cả chỉ là ngụy biện. Vì nếu hợp thức hóa thì những kẻ bảo kê thất thu. Chẳng bao giờ và mãi mãi sẽ chẳng bao giờ cấm được ngành này. Chỉ có điều nó hoạt động dưới hình thức nào mà thôi.
Nói thêm về việc Thủ tướng khuyến khích các hoạt động kinh tế ban đêm. Chiều 14/7/2020, Ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, trả lời chất vấn của cử tri tại buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 20 HĐND TP.HCM khóa IX rằng: “Nhiều lãnh đạo của thành phố thời gian không có thứ 7, chủ nhật, có lúc 2h sáng”. Nhưng ông Đức không nói rõ là những người này làm gì, với ai mà phải làm cả đêm như vậy? Vì chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hồi còn làm Phó Thủ tướng Chính phủ, đã có lần nói rằng, có đến 30% công chức “sáng vác ô đi tối vác về”.
Nghĩa là công việc tại cơ quan rất ít, nhiều kẻ không có việc làm. Vậy những kẻ làm đến 2 giờ sáng, thì những việc làm của họ có góp phần làm cho kinh tế ban đêm phát triển không? Đề nghị Thủ tướng chỉ thị cho cấp dưới nghiên cứu sâu về vấn đề này, y như Thủ tướng đã chỉ thị cho ông Mai Tiến Dũng ký công văn 6433/VPCP-QHĐP19/07/2019 về nghiên cứu chính sách kinh tế ban đêm của Trung Quốc vậy.
Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho hợp thức hóa các hoạt động và thu thuế tại các quán đèn mờ, các khu đèn đỏ. Vì đàng nào họ cũng phải đóng thuế. Nhưng thay vì họ phải đóng cho những kẻ bảo kê, ông A,ông B hay ông C nào đó, thì nay họ đóng cho nhà nước, sẽ không làm mất đi những khoản tiến rất lớn nộp vào ngân sách nhà nước./.