Bất chấp áp lực kinh tế và ngoại giao từ phía Trung Quốc, phái đoàn Úc đã vận động và nhận được sự hỗ trợ của bộ trưởng ngoại giao hàng đầu của Liên minh Châu Âu (EU) cho một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của đại dịch vi-rút Corona Vũ Hán.
Sau nhiều tuần đàm phán, Liên minh châu Âu sẽ sửa đổi nghị trình 48 giờ trước khi Hội đồng Y tế Thế giới tiến hành một vòng họp căng thẳng bắt đầu từ ngày thứ Hai tuần tới tại Geneva. Một số nhà bình luận dự kiến phái đoàn Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để vận động chống lại nghị trình này.
Đại diện cấp cao đối ngoại của EU và Phó chủ tịch Josep Borrell nói với hai tờ báo lớn ở Úc, Sydney Morning Herald và The Age, rằng một cuộc điều tra độc lập là rất quan trọng đối với thế giới.
“Để tăng cường phòng thủ chống lại đại dịch trong tương lai, chúng ta cần một cuộc điều tra khoa học độc lập, thật kỹ lưỡng về nguồn gốc của cuộc khủng hoảng hiện nay”, ông nói.
Ông Borrell, một cựu bộ trưởng ngoại giao Tây Ban Nha, lên tiếng hôm thứ Sáu, cho biết EU đã trở nên quyết đoán hơn trong việc đáp trả “một đối thủ có hệ thống muốn thúc đẩy thay thế các mô hình quản trị” của thế giới.
Ông cáo buộc Trung Quốc đã chính trị hóa cuộc khủng hoảng bằng hình thức hỗ trợ y tế cho châu Âu, và kêu gọi Trung Quốc thực hiện “vai trò đầy đủ” của mình theo trọng lượng và trách nhiệm toàn cầu.
Trong tuyên bố trực tiếp nhất từ trước đến nay của một nhà lãnh đạo châu Âu về sự trỗi dậy của Trung Quốc, ông Borrell nói rằng vi-rút Corona sẽ định hình lại thế giới chính trị, kinh tế và ngoại giao.
“Những thay đổi trong mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc đã tăng tốc kể từ khi vi-rút Corona bùng phát”, ông nói. “Vì ngoại giao là nền tảng tốt nhất trong các nguyên tắc rõ ràng, khẩu hiệu cho EU-Trung Quốc nên là sự tin tưởng, minh bạch và có đi có lại.”
Úc, một cường quốc trung gian trở thành một trong những quốc gia ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh, đã kêu gọi cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của vi-rút Corona như là một cơ chế chính để đưa thế giới thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
Sự leo thang lần này sẽ gây thêm phẫn nộ cho tập đoàn cộng sản Trung Quốc, một tập đoàn đã lên án cuộc thăm dò “có động cơ chính trị” sau khi Hoa Kỳ và Anh ủng hộ lời kêu gọi của Úc.
Bắc Kinh tấn công Úc bằng các đe dọa thương mại trị giá 1 tỷ đô la thịt bò và lúa mạch trong tuần này và sử dụng phương tiện truyền thông nhà nước để cảnh báo rằng Trung Quốc có thể tấn công các ngành quan trọng khác nếu Úc không thay đổi thái độ.
Thủ tướng Scott Morrison cho biết Úc “đứng vững trên các giá trị của chúng tôi” trong việc kêu gọi đánh giá toàn cầu, và sẽ giải quyết tranh chấp thương mại với Trung Quốc.
Lãnh đạo phe Đối Lập, dân biểu Anthony Albanese đồng ý với chính phủ Morrison. “Úc hoàn toàn đúng khi nói rằng, giống như chúng ta có một cái chết ở đất nước này mà không giải thích được, chúng ta sẽ có một cuộc điều tra, ở đây chúng ta có 300.000 cái chết”, ông nói.
Cuộc thăm dò của cơ sở Lowy Institute năm ngoái cho thấy niềm tin của người dân Úc vào Trung Quốc đã giảm 20 điểm phần trăm, từ 52% xuống còn 32%. Cuộc thăm dò mới nhất cho thấy 68% dân Úc không còn tin vào cách xử lý dịch bệnh của Trung Quốc.
Hành vi của Trung Quốc đã cứng lại và chính sách của Úc và dư luận Úc đã cứng rắn hơn để đáp trả.
Người Đà Lạt Xưa
May 16, 2020.