Virus hay hạt nhân, vũ khí nào mạnh hơn?

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà|

Ngày 26 tháng 4 năm 1986 lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở Pripyat, Ukraina phát nổ. Lượng phóng xạ giải phóng vào không khí gấp 400 lần vụ nổ ở Hiroshima và Nagasaki cộng lại. Gió và mây đưa phóng xạ bay tứ tán. Trong vòng 24 giờ, Liên Xô cho huy động xe bus và nhiều phương tiện di chuyển khác để di tản tất cả 45 ngàn dân thành phố Pripyat đi nơi khác, và sau đó Liên Xô và Belarus di tản thêm gần 300 ngàn người trong vùng bị ảnh hưởng mạnh của chất phóng xạ. Thế nhưng người dân bị đi di tản thì vẫn không biết lí do.

Mây và gió mang thần chết vi vu từ Liên Xô đến Thổ Nhĩ Kỳ, Moldova, Litva, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, Áo, Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia, Slovenia, Thụy Sĩ, Đức, Italia, Pháp và Anh. Thế nhưng chẳng ai biết thần chết theo mây theo gió và hòa lẫn vào mưa đang trút xuống đầu họ cả?! Chính quyền Liên Xô đã vô trách nhiệm với thế giới như thế đó. Nhưng may thay, ngày 27 tháng 4 tại Nhà máy điện nguyên tử Forsmark -Thụy Điển cách Chernobyl 1.100 km, những nhân viên nhà máy đi qua một trong những máy theo dõi bức xạ thì máy đã báo động vì lượng phóng xạ trên người các công nhân cao bất thường. Đầu tiên các chuyên gia hạt nhân Thụy Điển nghĩ nhà máy của họ bị rò rỉ và kiểm tra, nhưng không phát hiện gì cả. Và tiếp tục phân tích, các chuyên gia này đã xác định các hạt phóng xạ mà họ tìm thấy trong cỏ là đặc trưng cho các nhà máy điện hạt nhân của Liên Xô. Ngoài ra, lúc đó, tại nơi này đang đón nhận gió từ phía đông nam và trời mưa ở phía đông bắc Thụy Điển làm lắng đọng phóng xạ rơi xuống đất ở khu vực đó. Tất cả các bằng chứng đều hướng về phía Liên Xô. Và Thụy Điển đã công khai chỉ đích danh Liên Xô là thủ phạm. Thấy hết đường chối cãi, cuối cùng, Liên Xô đã phải công bố rằng tổ máy số 4 tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở PriPyat-Ukraine đã phát nổ.

Còn nhớ năm 2017, Kim Jong Un cho thử hạt nhân ở Punggye-ri dưới núi Mantap ở phía đông bắc nước này. Khi đó Mỹ cho vệ tinh và các phương tiện đo đạt khác theo dõi và phát hiện ra Triều Tiên đã tiến hành 5 trong số 6 vụ thử hạt nhân tại đây. Trong ngày 3 tháng 9 năm 2017 người ta phát hiện ra trận động đất 6,3 độ Richter. Và lúc đó phía Bình Nhưỡng thừa nhận rằng, họ đã thử bom nhiệt hạch.

- Quảng Cáo -

Nói tóm lại, người ta có thể dùng hạt nhân vào việc có ích lẫn cả việc chế tạo vũ khí, tùy theo mục đích của con người. Nhưng dù dùng vào mục đích gì đi nữa thì khi thảm họa xảy ra thì không ai có thể giấu diếm nó trước thế giới.

Như vậy là với hạt nhân, người ta không thể che giấu được, nhưng về virus gây bệnh thì sao? Người ta có dễ dàng phát hiện ra nó như hạt nhân không? Không! Nếu nói khi để phát tán hạt nhân, chỉ sau vài ngày là thế giới phát hiện, nhưng thực tế cho thấy từ bệnh dịch SARS đến COVID-19 thì Trung Cộng vẫn có thể ém nó hàng tháng, thậm chí vài tháng. Nếu nói khi phát tán phóng xạ thì người ta không thể chối cãi được nhưng để phát tán virus thì nay đã hơn 5 tháng, Trung Quốc vẫn cứ chối bai bải ấy thôi? Và thậm chí họ còn tố ngược Mỹ đã sản xuất và mang con coronavirus ấy và mang sang “gieo“ ở Đại Lục kia mà?! Và đến nay, thế giới vẫn đang tranh cãi con coronavirus ấy là từ tự nhiên hay từ phòng thí nghiệm?!

Năm 2005 một báo cáo về Chernobyl do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế-IAEA và Tổ chức Y tế Thế giới–WHO đưa ra con số thống kê là có 56 người chết ngay lập tức, 47 công nhân, có 9 trẻ em ung thư tuyến giáp và ước tính có khoảng 9.000 người đã chết vì một loại bệnh ung thư nào đó. Thế nhưng con số này còn rất khiêm tốn so với con số hơn 3,6 triệu người nhiễm và hơn 250 ngàn người tử vong do con coronavirus gây ra nếu tính đến hôm nay ngày 5 tháng 5. Vậy thì tại sao Trung Quốc lại không nghĩ đến việc phát triển vũ khí sinh học?

Có thể nói virus là một vũ khí lợi hại hơn cả hạt nhân ở nhiều điểm, đặc biệt là những virus chủng mới. Cái lợi thứ nhất, là người ta có thể dùng nó để ném đá giấu tay rất hiệu quả trong khi hạt nhân thì không thể che giấu. Cái lợi thứ hai là nếu dùng nó, thì sức tàn phá còn kinh khủng hơn vì nó phát tán vùng rộng lớn hơn và lây lan khó kiểm soát hơn. Vậy thì lẽ nào Tàu Cộng không dùng nó để làm vũ khí? Không phải ngẫu nhiên mà trước khi bung con coronavirus, Tàu Cộng đã mua chuộc hoàn toàn dàn lãnh đạo WHO. Không phải ngẫu nhiên mà cách lãnh đạo Âu Châu và Hoa Kỳ chỉ đích danh phòng thí nghiệm Vũ Hán chứ không chấp nhận nguồn gốc từ thiên nhiên như Trung Quốc và WHO đã công bố.

Với một bài test có mức độ gây hại của virus như thế, thì liệu các nhà lãnh đạo Trung Quốc có bỏ qua lợi thế của vũ khí sinh học không? Chính quyền nào tử tế thì chúng ta có thể tin rằng họ không phát triển thứ vũ khí này, chứ còn với chính quyền Trung Cộng thì chắc chắn họ không thể không bổ sung thêm vũ khí mới này vào kho. Tôi tin như vậy!

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:
https://www.europarl.europa.eu/…/forsmark-how-sweden-alerte…

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here