Trung Quốc, một quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người đạt 10.400 USD và năm 2019 nước này đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,1% thấp nhất trong 30 năm qua. Được biết từ năm 2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt đến 14,2% và giảm dần. Có thể nói trong 4 năm qua, con tàu kinh tế Trung Quốc đang đuối dần.
Như đã nói bài trước, lợi thế cạnh tranh của một nước nghèo nhân công rẻ của Trung Quốc đã không còn nữa. Kể từ năm 2019, các công ty đa quốc gia đã dần dần rút vốn ra khỏi thị trường Trung Quốc để đi tìm thị trường khác thay thế như là một sự tất yếu mà ai cũng đoán biết. Mà như ta biết, vốn đầu tư của doanh nghiệp FDI cũng được tính vào GDP nên khi các nhà đầu tư rút đi thì kéo theo đó GDP của Trung Quốc cũng sụt giảm. Chưa hết, khi các FDI rút đi thì hệ quả của nó làm cho một lực lượng lao động đông đảo đang làm trong FDI ấy sụt giảm thu nhập, điều này kéo theo GDP đã giảm vì FDI rút vốn còn lại giảm thêm vì dân chúng thất thu. Đây là giai đoạn khó khăn cho một quốc gia khi nó đang tiến gần đến bẫy thu nhập trung bình.
Khi GDP bị vơi như vậy, thì lúc này nội lực của nền kinh tế Trung Quốc sẽ quyết định liệu họ có ngăn chặn được sự sụt giảm GDP đó không?! Giả sử nếu nội lực của nền kinh tế Trung Quốc đủ lớn thì chính sự tăng trưởng các doanh nghiệp nội địa sẽ lắp đầy vào khoảng trống do FDI rút đi ấy gây ra. Còn nếu nội lực của nền kinh tế không đủ lớn thì tất nhiên sự tăng trưởng của các doanh nghiệp nội địa sẽ không thể nào trám vào lỗ trống do FDI rút để lại. Vậy thì khi đó, nền kinh tế Trung Quốc sẽ có tốc độ tăng trưởng âm. Điều này kéo theo mức thu nhập bình quân đầu người giảm tương tự hoàn cảnh của Brazil và Nam Phi gặp phải từ sau năm 2011 vậy.
Trong khi nền kinh tế Trung Quốc tiến vào vùng bão do bẫy thu nhập trung bình gây ra làm tốc độ tăng trưởng giảm dần như thế thì vào năm 2019, Tổng thống Donald Trump lại bồi thêm một một nhát dao “chiến tranh thương mại” đẩy tốc độ rút vốn ra khỏi Trung Quốc của các nhà đầu tư Mỹ nhanh hơn. Chưa hết, đầu năm 2020 Trung Quốc dính vào cơn đại dịch COVID-19 làm các nhà đầu tư lại càng muốn rút nhanh hơn nữa. Có thể nói nền kinh tế Trung Quốc đang đứng trước hoàn cảnh “họa vô đơn chí”. Như vậy từ năm 2020 dù muốn hay không, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục giảm mạnh.
Có thể nói đó bài toán đau đầu nhất của chính quyền Tập Cận Bình. Nền kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế lớn. Cũng tựa nguyên lý của cơ học, khi nền kinh tế càng lớn thì quán tính cũng lớn nên một khi nó đã bắt đầu lao dốc thì khó mà hãm nó lại được. Hiện nay cái khó của Tập Cận Bình là ông này phải đưa ra phương pháp giải sao cho chặn đứng đà lao dốc của tốc độ tăng trưởng GDP và tuyệt đối đừng cho nó chạm vào mốc zero, vì khi đã chạm vào mốc zero thì việc lao tiếp về những con số âm là khó tránh khỏi. Và khi đó, khả năng rất cao là nền kinh tế thứ nhì thế giới sẽ dẫm vào vết xe đổ của Brazil và Nam Phi. Nếu như kịch bản này xảy ra thì xem như nỗ lực Trung Quốc vượt qua bẫy thu nhập trung bình thất bại.
Tập Cận Bình là một lãnh đạo rất tham vọng. Ông ta tham vọng hơn Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào rất nhiều. Về đối nội ông ta tạo ra cuộc thanh trừng lớn chưa từng có kể từ thời Đặng Tiểu Bình nhằm mục đích tạo thành một đế chế vững chắc trong lòng nước Tàu. Về đối ngoại, ông này đã xây dựng nên một đại dự án “một vành đai một con đường” để bẫy những chính quyền độc tài hám tiền dính bẫy, và từ đó tạo ra chuỗi vành đai những quốc gia phụ thuộc quanh mình. Tập Cận Bình có một thuận lợi là ông ta đã thừa hưởng được di sản của bộ 3 người tiền bối Đặng Tiểu Bình – Giang Trạch Dân – Hồ Cẩm Đào để lại. Chính vì thế ông ta đã không ngần ngại thể hiện tham vọng của mình. Đấy là một tham vọng rất nguy hiểm cho thế gới, thế nhưng liệu Tập có thành công hay không?
Có thể nói cái thuận lợi của Tập cũng là cái khó khăn của ông ta. Nhìn ở khía cạnh thừa kế những tiền bối đi trước thì rõ ràng đó là sự thuân lợi rất lớn cho Tập. Nhưng nếu nhìn vào tình hình phát triển của nền kinh tế thì rõ ràng thời kỳ vàng của Trung Quốc đã qua và hiện nay Tập chỉ lo chống đỡ để sao cho nền kinh tế này không thể tiếp tục đi xuống nữa. Không biết bản thân ông Tập nghĩ thế nào, nhưng qua hình ảnh sớm bộc lộ tham vọng to lớn của mình, chúng ta có thể thấy rằng Tập đã quá tự mãn. Khi lãnh đạo mà không nhìn ra khó khăn thì thực sự đó là một mối nguy cho ông ta.
Hiện nay nền kinh tế Trung Quốc cũng đang đi vào thời kỳ khó khăn của nó. Đã vậy, thêm vào đó là những đòn chí tử bởi đối thủ bên kia đại dương gián vào đầu và ngay sau đó là họa dịch bệnh ập xuống nữa. Chưa hết, đấy chỉ mới là vấn đề kinh tế, sự khủng hoảng của Trung Quốc còn có liên quan đến vấn đề chính trị. Như ta biết, Hồng Kông dưới bàn tay của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào vẫn cứ im thin thít nhưng đến thời Tập Cận Bình thì nó lại bùng phát thành mồi lửa. Và thực tế cho thấy, hiện nay dân Hồng Kông vẫn cứ muốn xuống đường mỗi khi Bắc Kinh có động thái với xứ này.
Kinh tế Trung Quốc đi vào thời khì thoái trào, nó đang khựng lại và nếu không có giải pháp hợp lý thì sẽ lao dốc. Mà khi nền kinh tế lao dốc thì điều tất yếu là nó sẽ đẩy người dân Trung Quốc trở nên nghèo hơn hiện nay và chắc chắn rằng, khi đó nội tình đất nước Trung Quốc sẽ không còn “bình yên” như hiện nay. Đã bao năm, chính quyền Trung Cộng làm thỏa sự ao ước của dân chúng bằng tăng trưởng kinh tế để mua lấy sự hài lòng của họ và đó cũng là cách mà CS chư hầu phương Nam của nó bắt chước làm theo. Khi kinh tế thụt lùi, cộng thêm mồi lửa Hồng Công cứ bật đốt liên tục thì cũng tới lúc Trung Hoa Lục Địa bén lửa. Đấy là những gì mà Tập Cận Bình đang phải đối phó, nếu không nhìn ra vấn đề này, hay nếu nhìn ra mà không có kế sách hóa giải thì rất có thể triều đại Tập Cận Bình là điểm bắt đầu đi xuống của đế chế CS Trung Hoa đầy tham vọng./.