Dưới đây là phần phát biểu của anh Denis Châu.
(Tiếng Anh ở bên dưới cùng)
Giới thiệu
Tôi tên là Dennis Chau, tôi là con trai của nhà hoạt động người Úc ông Châu Văn Khảm hiện đang bị cầm tù.
Tôi có mặt ở đây để kêu gọi sự quan tâm về tình trạng nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam và cũng là để thay cha tôi, cất lên tiếng nói, và kể với quý vị câu chuyện về cha tôi.
Vào đầu năm ngoái, cha tôi, 70 tuổi, đã về Việt Nam, trong chuyến công tác cho đảng Việt Tân, một tổ chức quốc tế với chủ trương khuyến khích canh tân đất nước qua những biện pháp ôn hoà và chính trị.
Làm sao tôi biết được chuyện gì đã xảy đến cho cha tôi?
Chuyện xảy ra một tuần trước ngày sinh nhật thứ 29 của tôi.
Từ vài năm qua, tôi sinh sống ở Luân Đôn và thông thường, vài tuần một lần tôi gọi điện thoại thăm cha tôi.
Tôi đã gọi và rất ngạc nhiên khi không nghe có tiếng chuông reo bên kia.
Sau đó tôi gọi cho mẹ tôi và bà có vẻ lo lắng, giọng nói run run. Tôi hiểu là có chuyện gì đã xảy ra.
Tôi có cảm tưởng là có chuyện gì đó mà mẹ tôi không muốn nói với tôi. Và bà đã không nói.
Tôi đã kêu mẹ nói, đến mức tôi đã phải lớn tiếng với mẹ. Tôi là người không thích bí mật.
Mẹ tôi đưa điện thoại cho anh tôi. Tới giờ tôi vẫn nhớ rất rõ cuộc nói chuyện hôm đó.
Tôi nghe anh tôi nói với mẹ: “Mình phải nói cho em biết. Không thể giấu em được”
Cuối cùng anh nói với tôi: “Bố đã mất tích mấy ngày rồi. Bố đi Việt Nam”.
Tôi hốt hoảng: “Bố đi Việt Nam nghĩa là sao? Bố mất tích nghĩa là sao?”
Anh tôi trả lời: “anh và mẹ chỉ biết có nhiêu đó thôi. Công an đã đến nhà của cô, hỏi cô biết gì về bố… anh và mẹ chỉ biết có vậy thôi. Không có ai nói chuyện được với bố trong vài ngày qua”.
Nghe đến đó thì tim tôi chùng xuống…
Quý vị hãy tưởng tượng, một người thân của mình bỗng nhiên bị bắt đi mất ngay giữa đường phố. Không có một lời xác nhận nào, không có một lời giải thích nào, không có một tin cập nhật nào. Vào lúc đó, ông đã bị mất tích nhiều ngày rồi. Quý vị có tưởng tượng được không?
Tôi có một khái niệm về những gì cha tôi làm từ khi ông nghỉ hưu. Tôi biết chuyện cha tôi làm có liên quan đến việc thúc đẩy dân chủ và nhân quyền.
Qua những gì tôi đọc trên báo chí, tôi biết là những hoạt động như vậy và việc yêu cầu chính phủ chịu trách nhiệm về những hành vi vi phạm nhân quyền, là điều mà chính phủ Việt Nam sẽ không để yên.
Chuyện đã xảy ra trong năm qua, sau khi cha tôi bị bắt giữ?
Sau khi biết là cha tôi đã bị bắt, tôi được cho biết là ông bị bắt vì bị tình nghi phạm tội âm mưu lật đổ chính quyền Việt Nam. Qua lãnh sự Úc, chúng tôi được cho biết là ông sẽ bị giam giữ trong thời gian 4 tháng để điều tra.
Điều này có nghĩa là gia đình không được thăm viếng, không được có luật sư và nguồn tin tức duy nhất về tình trạng của ông mà chúng tôi có được là điện thư từ lãnh sự quán Úc, mỗi tháng một lần.
Mẹ tôi chỉ được cho phép viết những lá thư “mở” và bị các viên chức nhà tù kiểm tra trước khi trao lại cho cha tôi.
Những cuộc gặp với giới chức lãnh sự quán diễn ra dưới sự giám sát của các viên chức nhà tù.
Thư hồi âm của cha tôi cũng bị kiểm tra và chứa rất ít, gần như không có bất cứ thông tin gì. Nội dung những lá thư bị kiểm duyệt này trái ngược hoàn toàn với tính cách trung thực thông thường của cha tôi.
Với suy nghĩ như vậy, tôi lo sợ là nói lên bất cứ điều gì chống lại chính phủ sẽ dẫn đến thêm những hình phạt.
Họ đã thành công trong việc bịt miệng cha tôi.
Thời gian 4 tháng điều tra của cha tôi bị kéo dài thành 8 tháng, tạo thêm sự lo lắng cho gia đình tôi.
Rồi đột nhiên chúng tôi được thông báo về phiên tòa xét xử ông, mà thông báo không theo đúng quy trình thường lệ. Toàn bộ phiên toà dàn dựng diễn ra chóng vánh và đầy sai phạm.
Luật sư của cha tôi chỉ được phép làm việc với ông vài giờ đồng hồ trước ngày xử.
Tôi muốn nhắc lại điều này. Cha tôi chỉ có được 1 giờ đồng hồ để tham khảo ý kiến luật sư, trong khi thời gian điều tra là 11 tháng.
Cha tôi bị đem ra xử cùng với những thành viên khác có liên hệ đến tổ chức nhân quyền Việt Tân. Truyền thông và gia đình đều không được phép vào phòng xử. Họ đã phải đứng ngoài cổng, chỉ nhìn thấy thoáng từ xa những người thân của họ.
Phiên toà diễn ra rất nhanh và kết thúc trong vòng 4 giờ đồng hồ với một bản án tổng đã được định trước. Cha tôi bị kết án 12 năm tù.
Toàn bộ sự việc này đã khiến tôi phải tự hỏi: sao cha tôi lại có thể bị đối xử bất công đến như vậy, khi “tội” duy nhất của ông là kêu gọi cho một nước Việt Nam tự do hơn và dân chủ.
Tình hình của cha tôi bây giờ ra sao?
Ngày hôm sau tôi thấy trên báo một bức ảnh cha tôi trong phòng xử. Trong hình, ông tỏ vẻ thách thức, nhưng trông ông già hơn. Nhà tù không tốt với cha tôi. Đó là lần đầu tiên trong năm tôi thấy ông.
Trong các điện thư hàng tháng của lãnh sự quán, sức khoẻ cha tôi luôn được đề cập đến. Dựa trên những thông tin ít ỏi đó, tôi biết, tình trạng sức khoẻ của cha tôi không được tốt, và danh sách các chứng bệnh dài thêm ra.
Ông bị nhốt trong phòng giam 23 giờ mỗi ngày và chỉ được cho phép một giờ tập thể dục.
Sức khỏe tinh thần của cha tôi ngày càng xấu đi.
Gia đình đã nhiều lần làm đơn yêu cầu được vào thăm, nhưng không đơn nào được chấp nhận.
Cha tôi bước vào tuổi 70 năm ngoái và với bản án 12 năm, khi được thả ra ông sẽ 82 tuổi.
Với những điều kiện giam cầm như vậy và gần như không được chữa trị, tôi nghĩ tôi sẽ không có cơ hội gặp lại cha sống sót, và tự do. Đây thực sự là một bản án tử hình.
Tại sao cha tôi lại trở về Việt Nam?
Cha tôi không phải là một người không hiểu biết, ông hiểu rõ những nguy hiểm khi trở về Việt Nam, nhưng ông vẫn về.
Là một người tị nạn sau chiến tranh Việt Nam, cha tôi đến Úc không có gì ngoài với bộ quần áo trên người. Cha tôi chăm chỉ làm việc cả đời để tạo một cuộc sống mới cho ông và cho gia đình nơi quê hương thứ hai. Ông trở thành một người Úc với niềm tự hào về các quyền tự do được hưởng.
Nhưng tôi cảm nhận được là khi cha tôi phải rời khỏi quê hương mà ông yêu quý, ông đã phải bỏ lại một cái gì đó. Ông biết rằng những quyền tự do mà chúng ta có ở đây, là những giá trị quý báu mà đồng bào của ông đã bị mất.
Tôi cảm được nỗi lòng của cha tôi đối với số phận người dân Việt Nam. Đây là lý do thúc đẩy cha tôi vận động cho sự thay đổi. Ông chưa bao giờ quên trách nhiệm của ông để kêu gọi cho một xã hội cởi mở hơn, tự do hơn cho Việt Nam.
Quý vị có thể giúp được gì?
Hiện giờ, thật là đau khổ khi tôi không làm gì được để ngưng bản án 12 năm tù của cha tôi, khi tôi không biết lúc nào chúng tôi sẽ gặp lại nhau.
Nhưng, quý vị có thể giúp đỡ. Tôi hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục đề cập trường hợp của cha tôi với ông Scott Morrison và chính phủ Úc.
Là một quốc gia dân chủ phương Tây, chính phủ Úc phải có một chuẩn mực cao hơn, không đặt quan hệ thương mại lên trên các quyền cơ bản của con người – là những quyền mà chúng ta rất quý trọng.
Là các đối tác thương mại của Việt Nam, các chính phủ phải có trách nhiệm về sự đối xử đối với người dân Việt Nam… khi quý vị ký một thỏa thuận thương mại.
Tôi sẽ kiên trì trong sứ mệnh giữ cho tiếng nói và câu chuyện của cha tôi không bị quên lãng và tôi hy vọng rằng quý vị cũng sẽ cùng làm điều này.
Sự im lặng dẫn đến không hành động. Sự im lặng cho phép các chính phủ tiếp tục hành xử theo lối của họ.
Cám ơn quý vị đã lắng nghe.
—
Nguyên bản Anh ngữ:
Introduction
My name is Dennis Chau, I’m the son of jailed Australian Activist, Chau Van Kham.
I’m here to raise awareness about the poor human rights issues in Vietnam, give my father a voice, and tell you my side of the story.
Early last year, my father, now 70 years-old, was in Vietnam on behalf of Viet Tan, an international organisation promoting reform through peaceful and political means.
So how did I find out what happened to my father?
It was a week before my 29th birthday.
At that point, I had been living abroad in London for a couple of years and it was typical that I’d call my father every few weeks just to see what he’d been up to.
I called and, to my surprise, there was no ring tone.
I’d try my mum next, and when she answered, she sounded anxious, her voice tremored…. I knew something was up.
At first, I could tell that my mum didn’t want to tell me. And she didn’t.
I pestered her to the point of getting angry. I don’t like secrets.
She put my brother on the phone.I have vivid memories of this conversation. I remember it well. I could overhear my brother talking to my mum, “we need to let him know, we can’t hide this from him.”
And finally, he told me: “Dad has been missing for the past couple of days. He had gone to Vietnam.”
I panicked and then paused “What do you mean he went to Vietnam, what do you mean he’s missing?”.
He replied “That’s all we know. We know the police had visited aunties house, questioning her on what she knew about dad…that’s all we know.
No one has spoken to him in the past couple of days”. My heart immediately sank.
Imagine a loved one, being snatched off the street. No confirmation, no explanation, no update. He was already missing days at this point. Can you imagine?
I had an idea of what my father was up to since he had retired. I knew it involved promoting democracy and human rights.
I knew from what I read in the papers that such advocacy and holding the government to account for its transgressions would not sit well with Vietnamese authorities.
So what happened in the year that followed his arrest?
After hearing of my father’s detention, I learned that he was arrested on suspicion of crimes committing to overthrow the Vietnamese government. We were told via the Australian consulate that he’d be held for a 4-month investigation period.
This meant no family visitors, no lawyers and the only update we had was an email from the Australian consulate, which came only once a month.
My mother was allowed to write non-descript letters which were handled by prison officials before being passed on to my father.
The consulate visits were flanked by prison correctional officers.
My father’s responses were also non-descript and contained little-to-no information. These letters, which censored my father’s real voice and character, contrasted greatly with his usual outgoing self.
With this in mind, I feared deeply that anything said against the administration would result in further punishments.
They had succeeded in silencing him.
His 4-month investigation period was extended for another 8 months, adding to my family’s anxiety caused by his absence.
We were abruptly informed about his trial, which was not given any semblance of due process. The entire charade was rushed and improper. He was assigned a lawyer who was allowed a 1-hour session with my father in-person prior to the trial.
I would like to repeat that. My father was given 1 hour to consult with his lawyer after being subject to investigation for 11 months.
He was tried alongside other members associated with the Viet Tan rights group. Neither the media nor family members were allowed access to the courtroom. They were held waiting outside by the gates, only to see a glimpse of their loved ones.
In quick succession, the trial was wrapped in 4 hours, in what was a wholesale, predetermined verdict. He was sentenced to 12 years in prison.
The whole affair left me asking: how could this injustice be done to my father, a person whose only crime was calling for a more free, democratic Vietnam.
What’s his situation now?
The next day I saw a photo in the paper of my father in the courtroom. He looked defiant, but much older than I last remember. Jail hadn’t been good to him. This was the first I’d seen of him all year.
In the monthly consulate emails, his health is raised as part of the correspondence. From what little information I do know, his condition is not great and the list of illnesses continues to grow.
He’s held in a cell 23 hours of the day with 1 hour of exercise permitted.
His mental health is deteriorating.
We’ve made requests for family visitation, none of which have been granted.
My father turned 70 last year, and so with a 12-year sentence, he’ll be 82 when he is released.
Factoring in prison conditions and poor access to medical treatments, I don’t believe I’ll ever see him alive, a free man. It’s effectively a death sentence.
So why did my father go back to Vietnam in the first place?
My father isn’t a fool, he would’ve known of the dangers of returning to Vietnam, but he went anyway.
My father came to Australia with nothing but the clothes on his back as a refugee after the Vietnam War. He worked hard all his life to make something for him and his family in his new adopted home. He grew to be a proud Australian, proud of the freedoms we take for granted.
I feel as though when my father left the land he loved, he left something behind. He knew that the freedoms we have here were virtues that his people lost. I knew he felt for the people of Vietnam. This is why he felt compelled to advocate and affect change. He’d never abandon his sense of duty to call for a more open, free society in Vietnam.
So what can you help?
Right now, in this moment, it is devastating that I cannot end my father’s 12-year sentence, that I do not know the next time we will see each other.
But, there are ways that you can help. I hope the international community will continue to highlight my father’s case to the Scott Morrison, and Australian government.
The Australian government, must be held to a higher standard, as a western democracy, to not put trade relations above basic human rights – the ones that we hold so dear.
As trading partners of Vietnam, you are also accountable for the treatment of its people… when you sign that trade agreement.
I’ll be unwavering in my mission to keep my father’s voice and story alive and I hope that you may feel compelled to do the same.
It is silence that breeds inaction. it is silence that lets these governments know that it is okay to continue with their ways.
Thank you for listening.