Tôi đưa hình ông Nguyễn Thiện Nhân chổng khu quét rác, nói với vợ:
– Bà xem, lão này là ủy viên BCT, là thủ lĩnh của một thành phố lớn. Công việc của lão là dọn dẹp rác rưởi trong xã hội chứ không phải quét dọn rác rến ngoài môi trường. Vậy mà lão lại đi làm chuyện trái nghề như này, bà thấy có nản không?
Mụ hỏi:
– Rác rưởi trong xã hội là sao?
Tôi đáp:
– À, ừm…đại loại là bọn xì ke ma túy, bọn cờ bạc, cướp giật, đĩ điếm… hoặc bọn tham quan đục khoét ngân sách, cướp đất của dân….Đúng ra, lão phải tìm cách dọn dẹp bọn rác rưởi này để môi trường xã hội trong lành. Đằng này lão lại ra đường quét rác, đó là làm trái nghề chứ gì nữa!
Mụ bước tới giật chiếc điện thoại trên tay tôi zoom lên hết cỡ, săm soi một lúc rồi buông một câu gọn lỏn:
– Ông ấy làm đúng nghề chứ trái nghề gì!
– Sao?
– Tui là đàn bà thường quét dọn nên tui biết, nhìn tư thế quét rác của ông ấy rất chuyên nghiệp. Từ thao tác cầm chổi đến cách khom lưng, tư thế dạng chân…đều thuộc cốt cách nhà nghề. Có thể đây là nghề truyền thống của cụ kỵ dòng họ ông ta để lại, nên nó đã ăn sâu vào máu của ông ấy rồi, thành ra, mới có thao tác chuyên nghiệp như thế.
– Bà nói tào lao quá đi!
– Tào lao thế nào? Với tư duy ấu trĩ như vậy thì gia phả dòng tộc của ông ấy không ở đợ thì cũng quét chợ! Ờ, mà tổ chức vinh quang đó cũng chỉ tập hợp những thành phần kiết xác ấy thôi! Tinh hoa, tinh khôi dân tộc dễ gì thò chân được vô băng đảng đó. Thành ra, dù có đi Tây về Tàu thì cốt cách bần cố nông đâu có dễ dàng gì thay đổi? Quét rác là đúng với nghề truyền thống của lão rồi, trái gì nữa?
– Nhưng dù sao ông ta cũng là một chính khách mà ra đường quét rác như thế thì đúng nghề sao được?
– Quét rác là để mị dân đó ông ơi! Mị dân cũng là nghề truyền thống của chúng nó đấy!
– Á đù!!