Tiếp theo bài phát biểu tại Ban Tổ chức Trung ương vào ngày 25/12/2019, ngày 06/01/2020 ông Trần Quốc Vượng – Thường tực Ban bí thư đã có bài phát biểu tại “Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ngành Nội chính Đảng năm 2019, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2020” của Ban Nội chính Trung ương.
Trong bài phát biểu, ông Trần Quốc Vượng đã cho biết “Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 12 của Đảng đến nay đã thi hành kỷ luật Đảng, xử lý hành chính, hình sự gần 80 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, thể hiện quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng chống tham nhũng” (Vietnamnet.vn, 06/01/2020).
Không có số liệu chính xác con số cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý là bao nhiêu, nhưng có thể ước tính thô như sau. Nếu tính cán bộ Trung ương quản lý là diện từ thứ trưởng trở lên, thì theo thống kê ngày 16/10/2017 của Vnexpress, Việt Nam có 106 thứ trưởng và 22 bộ ngành (theo Dantri ngày 23/9/2015 có 122 thứ trưởng, 242 phó chủ tịch tỉnh). Như vậy con số bộ trưởng và thứ trưởng dao động xung quanh 150. Có khoảng 200 cán bộ UVTƯ và cỡ 150 cán bộ cấp chủ tịch tỉnh và phó bí thư thường trực của 64 tỉnh thành. Từ đó tạm dự đoán có khoảng 500 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý đương nhiệm. Nếu tính cả người đã về hưu đang sống thì con số này có thể dao động trên dưới 1500 người.
Như vậy, 80 cán bộ bị kỷ luật chiếm khoảng 5% cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý. Nếu tính cán bộ đang đương chức bị kỷ luật thì tỷ lệ này khoảng 10% – là một tỷ lệ rất cao. Đó là chưa nói đến sự thật, rằng đang có nhiều tội phạm bị bỏ sót.
Nếu tính đúng, theo bạn, thì tỷ lệ sẽ là bao nhiêu? Chắc chắn là một tỷ lệ choáng váng!
Nhưng trọng tâm hơn trong bài phát biểu của ông Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng chính là “Xây dựng cơ chế không thể tham nhũng” mà báo Vietnamnet ngày 06/01/2020 đã lấy làm đề mục (https://vietnamnet.vn/…/gan-80-can-bo-dien-tu-quan-ly-bi-ky…).
“Xây dựng cơ chế không thể tham nhũng” không phải là vấn đề riêng của mỗi Việt Nam. “Cơ chế không thể tham nhũng” đã được tiến bộ nhân loại chắt lọc qua nhiều thế kỷ quặn đau phát triển. Đó là một cơ chế mà loài người đã phải trả giá bằng cả mất mát máu xương.
Việt Nam không thể tự mình mò mẫm “Xây dựng cơ chế không thể tham nhũng” theo con đường riêng của mình, mà không áp dụng thành quả của nhân loại trong “Xây dựng cơ chế không thể tham nhũng”.
Một người như ông Trần Quốc Vượng ở vị trí Thường trực Ban Bí thư đã sáng suốt nhìn ra vấn đề, thì ắt có giải pháp phù hợp.
Cờ đến tay ai người ấy phất. Nếu không phất thì trao cho người khác. Mong lắm thay./.