Chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953, Mỹ tổn thất gần 36.000 nhân mạng nhưng đã bảo vệ thành công Nam Hàn, Chiến tranh Việt Nam từ 1955-1975, quân Mỹ tử trận đến 58.000 binh sĩ nhưng Mỹ phải rút quân về nước bỏ VNCH một mình chống lại thế giới CS. Chiến tranh Afghanistan từ năm 2001 – nay, làm quân Mỹ tổn thất gần 1200 binh sĩ và kết quả là lật đổ được chế độ khát máu Taliban. Và cuối cùng chiến tranh Iraq 2003-2011 làm Mỹ tổn thất gần 4500 binh sĩ và lật đổ được chế độ độc tài Saddam Hussen.
Như vậy ở đây chúng ta thấy, trong các cuộc chiến lớn mà Mỹ tham gia ở hải ngoại, thì rõ ràng chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến mà Mỹ tổn thất nhiều nhất nhưng không thể thắng. Nói là cuộc chiến kết thúc năm 1975 nhưng thực chất nửa đầu năm 1973 Mỹ đã rút quân khỏi Việt Nam. Cuộc chiến này khiến Mỹ bỏ cuộc vì 2 yếu tố: thứ nhất Mỹ đã liên kết với Trung Cộng tách khối CS ra làm 2 mảng nên Mỹ không mặn mà gì với cuộc chiến hao tổn nhân mạng ở Việt Nam; thứ nhì là áp lực của các gia đình quân nhân tại Mỹ gây ra làn sóng phản chiến quá mạnh buộc tổng thống Nixon cho rút quân. Với cơ hội hiếm có đó, CS Hà Nội vẫn được sự ủng hộ Liên Xô và Trung Quốc đã giành chiến thắng chung cuộc.
Thực ra yếu điểm lớn nhất của quân đội Mỹ là không chịu đựng được sự thiệt hại về nhân mạng quá lớn. Cuộc chiến tranh Việt Nam Mỹ chỉ tổn thất 58.000 quân nhưng ngược lại phía Bắc Việt đã có đến 850.000 liệt sĩ. Tính ra 15 người lính CS bỏ mạng thì mới giết được 1 người lính Mỹ nhưng tổn thất như thế với người Mỹ là quá lớn rồi. Cũng phải thôi, với sức mạnh quân sự vượt trội thì không thể có chuyện 1 “lính giải phóng” diệt hàng chục thậm chí hàng trăm lính Mỹ như tuyên truyền của CS đâu mà thực tế phải ngược lại.
Rõ ràng qua con số liệt kê tổn thất nhân mạng sau chiến tranh Việt Nam ta thấy, nước Mỹ đã không thể chịu đựng được sự tổn thất nhân mạng quá nhiều. Như ta biết, hiện nay Mỹ là quốc gia có ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới với 682,478 tỷ đô, lớn hơn 10 quốc gia đứng liền sau Mỹ cộng lại. Và câu hỏi đặt ra là tại sao Mỹ lại đổ một chi phí quốc phòng quá lớn như vậy, để làm gì? Với một nửa chi phí đó, quân đội Mỹ vẫn vượt trội so với kẻ đứng sau là Trung Quốc, nhưng tại sao nước Mỹ là đổ quá nhiều tiền đến vậy? Thực chất, số tiền đó đổ ra là để giảm thiểu sinh mạng binh sĩ phải hy sinh đến mức thấp nhất có thể. Một sự tính toán rất nhân văn. Quan điểm về đầu tư quân sự của Mỹ hoàn toàn trái ngược lại phía CS. Phía CS thường dùng nhân mạng binh sỹ và thường dân để khỏa lấp sự khiếm khuyết về sức mạnh hỏa lực. Chiến tranh du kích, phát cờ cho ngư dân ra biển đấu với lực lượng vũ trang Trung Cộng, hay chiến thuật biển người đều xuất phát từ quan niệm coi sinh mạng con người là thứ rẻ rúng.
Nhìn vào con số thống kê thiệt hại về nhân mạng của lính Mỹ qua các cuộc chiến điển hình, chúng ta thấy rõ ràng những cuộc chiến sau Chiến Tranh Việt Nam, nước Mỹ đã khắc phục hoàn toàn điểm yếu của mình. Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ phải đổ ra một núi đô la cho quốc phòng của họ. Và đáng nể hơn, nước Mỹ đã xây dựng được giấc mơ Mỹ thu hút nhân tài khắp nơi trên thế giới tụ về đây để cống hiến, và tất nhiên trong những bộ óc cống hiến đó có không ít người đã đóng góp cho quân đội Mỹ. Nói chi đâu xa, Tiến sĩ Dương Nguyệt Ánh cũng đã đóng góp nghiên cứu của mình cho quân đội Mỹ đấy thôi. Có thể nói, giấc mơ Mỹ đã làm cho nước Mỹ có sức mạnh công nghệ vượt trội, và với kinh phí quốc phòng vượt trội ấy, nó đã biến những chất xám đó thành thứ vũ khí lợi hại giúp nước Mỹ hùng mạnh và giảm đi sự hy sinh nhân mạng của binh sĩ. Nước Mỹ đã khắc phục điểm yếu của mình bằng cách đó.
Vụ tấn công vào đoàn xe giết chết tướng Iran Qasem Soleimani đã cho thấy, sức mạnh công nghệ của Mỹ như thế nào? Từ xa người Mỹ có thể giết chết nhân vật số 2 của Iran dễ như trở bàn tay. Về mặt tình báo nước Mỹ vượt trội vì nắm trong lòng bàn tay hành tung những nhân vật cao cấp Iran, về công nghệ thì rõ ràng Mỹ đã dùng máy móc để xử lý công việc của con người rất tốt. Với lợi thế như vậy, e rằng khi chiến tranh Mỹ và Iran nổ ra thì có thể dẫn tới chính quyền Tehran sụp đổ chứ nói thật, Tehran khó lòng mà chạm được vào điểm yếu của Mỹ. Sau chiến tranh Việt Nam, điểm yếu của Mỹ đã được khắc phục rất tốt và có thể nói, hiện nay sẽ chẳng có quân đội nước nào đủ sức chạm tới điểm yếu của Mỹ nữa.
Nếu Iran tuyên chiến với Mỹ, đấy là hành động tự sát vì sự nóng nảy mất khôn. Và rất có thể, sau cuộc chiến một trật tự thế giới mới hình thành có lợi cho Mỹ hơn. Tổng thống Donald Trump đang đứng trước cơ hội loại bỏ một kẻ gây rối với an ninh thế giới và củng cố vị thế của Mỹ vững chắc hơn nữa. Chiến tranh thương mại với Tàu và chiến tranh nóng với Iran là 2 cơ hội để một tổng thống cá tính như Donald Trump trở nên vĩ đại chăng? Rất có thể./.