Ngày 28 tháng 07 năm 1914, chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra bởi một sự kiện là Hoàng Thái tử đế quốc Áo – Hung bị ám sát. Thực ra sự kiện Hoàng Thái Tử Franz Ferdinand của Áo – Hung bị 1 phần tử dân tộc chủ nghĩa người Serbia tên là Gavrilo Princip ám sát tại Sarajevo vào ngày 28 tháng 6 năm 1914 chỉ là giọt nước làm tràn ly. Sự mâu thuẫn giữa các phe tham chiến đã có từ trước đó, Chiến Tranh Thế Giới nổ ra là để giải quyết mâu thuẫn. Cuộc chiến nổ ra ở Âu Châu, nhưng có Mỹ và Brazil tham gia nên người ta gọi nó là cuộc chiến tranh thế giới.
Kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tham chiến dù thắng hay bại thì cấu trúc chính trị kiểu cũ – quân chủ chuyên chế đều phải sụp đổ và nhường chỗ cho xu thế chính trị khác thay thế. Ở Nga, chết độ quân chủ Sa Hoàng bị thay thế bởi chế độ dân chủ tư sản vào tháng 2 năm 1917. Chế độ dân chủ kiểu Tây Âu này chưa kịp củng cố nội tình nước Nga thì ngay tháng 11 năm 1917 nó bị thay thế bởi chế độ độc tài CS của nhóm Bolsevik. Tương tự vậy, Áo – Hung tan rã và khai tử chế độ quân chủ, Đức và đế quốc Ottoman cũng thế.
9 năm sau, Chiến tranh Thế gới thứ 2 xảy ra khi mà thế lực chính trị mới nổi lên gồm Fasis ở Ý, Nazi ở Đức, và Quân chủ Quân phiệt ở Nhật Bản gây nên để đòi chia lại thế giới với thế lực cũ. Cuộc chiến lần 2 này đã kết thúc sau 6 năm và phạm vi nó đã lan tỏa khắp toàn cầu. Kết thúc cuộc chiến, tất nhiên bên thế lực độc tài ở Ý – Đức- Nhật bại trận và bị khai tử, nhưng kéo theo đó là hàng loạt chế độ phong kiến tập quyền trên khắp các thuộc địa trên toàn thế giới cũng bị khai tử sau đó và phong trào chính trị mới hoặc theo Phương Tây, hoặc theo CS cũng nổi lên. Lúc này Cộng Sản chưa bộc lộ cái lỗi thời của nó.
Như vậy chúng ta thấy, sau mỗi cuộc chiến tranh có quy mô lớn luôn dẫn tới sự sụp đổ hàng loạt những thể chế chính trị độc tài và thế giới mới có sự phát triển như ngày nay. Thực ra 2 cuộc chiến tranh thế giới là khó tránh khỏi, vì nguyên nhân chính của nó là sự mâu thuẫn giữa các quyền lực chính trị lớn trên thế giới. Nếu ngày 28 tháng 6 năm 1914 thái tử Áo – Hung không bị ám sát thì cuộc chiến vẫn nổ ra vì mâu thuẫn đã đẩy lên cao và chực chờ giải quyết bằng chiến tranh mà thôi.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất thổi bay các chế độ quân chủ chuyên chế ở các đế quốc, cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 thổi bay độc tài hiếu chiến cở Ý – Đức – Nhật, đồng thời thổi bay các chế độ thuộc địa và làm ngã nhào hàng loạt chế độ phong kiến trên khắp thế giới. Nói chung, những thể chế chính trị lỗi thời hầu hết bị xóa sổ. Nhiều khi chúng ta đặt câu hỏi, nếu không có 2 cuộc chiến tranh thế giới thì liệu với trật tự cũ của thế kỷ 19, thế giới có tiến bộ như ngày hôm nay không? Cho nên, nếu nói ở một thời kỳ ngắn nào đó, chiến tranh thế giới là tàn phá, là đau thương, nhưng xét đến một thời kỳ lịch sử dài sau đó, chiến tranh thế giới đã mang lại sự tiến bộ là điều không thể phủ nhận.
Đến cuối thập niên 90, hàng loạt chế độ Cộng Sản trên khắp thế giới đến hồi tự sụp vì sự lỗi thời của nó mà không phải là một cuộc chiến tranh nào cả. Thực ra chế độ độc tài ở Ý – Đức Nhật chưa đủ lâu để nó tự đổ. Vào thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến, lúc đó những nước này đang cực thịnh nên nó không thể tự đổ mà chỉ có chiến tranh mới kết thúc nó được. Còn các nước CS Đông Âu thì khác, nó đã tồn tại đủ lâu để tiến đến thời kỳ suy thoái và tự bản thân nó mục rữa và ngã bệnh mà chết.
Có thể nói, thế kỷ 20 là một thế kỷ đầy biến động, thế kỷ này đã xảy ra 3 cuộc chiến tranh khủng khiếp, trong đó có 2 cuộc chiến tranh nóng và một cuộc chiến tranh lạnh. Tuy là những cuộc chiến lớn nhưng nó đã khai tử hầu hết những thể chế chính trị lỗi thời hoặc các thể chế chính trị nguy hiểm. Chế độ phong kiến và chế độ thuộc địa là những thể chế lỗi thời, còn Fasis, Nazi, Quân Phiệt Nhật và Cộng Sản là những chế độ vừa lỗi thời vừa nguy hiểm. Như ta biết, phong kiến và thuộc địa đều đã bị khai tử hoàn toàn, còn Cộng Sản thì chưa thể khai tử hết vì có một số đã đổi màu để tồn tại sang thế kỷ 21.
Trong thế kỷ 21 này, thế giới sẽ phải làm công tác quét dọn độc tài cực đoan và những chế độ CS tàn dư, đó là điều chắc chắn. Những chế độ độc tài cực đoan đang tỏ ra nguy hiểm và thù địch với phần dân chủ tiến bộ. Năm 2002, tổng thống Mỹ George W. Bush liệt kê Iran, Iraq và Bắc Hàn là Trục Ác Quỷ “Axis of evil”. Và đến nay, Mỹ đã cho chế độ độc tài Saddam Hussen ở Iraq đã sụp đổ nên hiện tại chỉ còn lại 2 đối tượng nắm hạt nhân là Iran và Bắc Hàn là vẫn còn tồn tại. Nếu mâu thuẫn giữa Mỹ và Iran hiện nay tiếp tục leo thang, thì rất có thể chiến tranh sẽ nổ ra và khi đó, Mỹ sẽ giải quyết thêm một kẻ nữa trong Trục Ác Quỷ này. Trục Ác Quỷ như này tựa như nhóm bộ 3 gồm Ý – Đức – Nhật đã từng gây ra chiến tranh thế giới thứ 2 vậy, nhóm này chỉ có thể sụp đổ bằng chiến tranh chứ bản thân nó rất khó tự sụp.
Trong thế kỷ 21 này, chắc chắn Cộng Sản tàn dư phải sụp đổ nhưng chưa biết khi nào mà thôi. Vì sao? Vì những chế độ CS là một chế độ lỗi thời. Hiện nay CS Việt Nam vẫn còn mang gene của thể chế chính trị đã đổ nhào hàng loạt ở thế kỷ 20. Và không lý gì một thể chế chính trị đã lỗi thời ở thế kỷ 20 mà lại hợp thời ở thế kỷ 21 nên nó phải đổ trong thế kỷ này là vậy. Chỉ có điều, CS Việt Nam sẽ không sụp vì chiến tranh bởi vì nó đã biết đổi màu để chơi với thế giới tiến bộ nên sẽ không có cuộc chiến nào từ phía thế giới văn minh để giải quyết nó được. Đó là bài học cho dân Việt, hãy giải quyết vấn đề của đất nước mình và đừng có tư tưởng cậy nhờ.
Sẽ không có sự hỗ trợ lớn lao nào từ thế lực bên ngoài cả, thế kỷ 21 rồi, thế lực Liên Xô đã sụp đổ và Chiến Tranh Lạnh đã kết thúc, Mỹ chẳng cần một Việt Nam mới khi mà CS đã bắt tay với Mỹ và chiều rất nhiều yêu sách từ Mỹ để hóa giải những ủng hộ từ phía bên ngoài với lực lượng đối lập. Chính vì thế, trách nhiệm giải quyết chế độ CS Việt Nam là dân Việt phải tự làm lấy, nếu thế hệ này tránh né thì đẩy gánh nặng cho con cháu thì con cháu phải hy sinh thôi không cách nào khác. Dù sớm hay muộn, CS phải sụp là tất yếu vì lịch sử đã chứng minh, không một thể chế lỗi thời nào trụ được với lịch sử. /.