Biểu tình là một quyền dành cho nhân dân để họ đòi hỏi nhà nước phải thực hiện chính sách theo ý dân. Chính vì lẽ đó nơi nào nhà nước tôn trọng quyền biểu tình thì nơi ấy mới có thể có nhà nước của dân, còn một khi loại quyền biểu tình ra khỏi luật pháp thì nhà nước đó đã ấp ủ âm mưu phản dân rồi.
Tại các nước dân chủ, bộ máy nhà nước được lập là phục vụ cho đất nước cho nhân dân, nên về cơ bản nó rất hoàn thiện và không cần phải thay mới. Chính vì lẽ đó mà khi người dân xuống đường biểu tình thì họ không bao giờ đòi lật đổ chế độ, mà chủ yếu là họ đòi thay đổi một chính sách nào đó mà thôi. Và tất nhiên, nguyện vọng của dân cũng đạt được khá dễ dàng, chỉ cần thay đổi chính sách ấy, hoặc cùng lắm là thay đổi người chịu trách nhiệm chính sách ấy là xong. Nơi này, thể chế chính trị không cần phải thay đổi, chỉ có nhân tố con người là thay đổi mà thôi.
Tại những nước độc tài CS, bộ máy nhà nước được thiết kế để phục vụ cho lợi ích của một nhóm người – ĐCS, nên rất nhiều chính sách mà ĐCS đưa ra chủ yếu là lợi đảng hại dân. Nếu nói ở nước dân chủ, thỉnh thoảng mới thấy một chính sách không hợp lòng dân, thì ở các nước CS ngược lại, hàng loạt chính sách họ đã và đang thực hiện là những chính sách phản dân hại nước. Chính vì thế mà khi dân bùng phát biểu tình vì một chính sách phản dân nào đấy thì rất có thể, sự biểu tình ấy nó bén lửa sang các chính sách sai trái khác, và khi đó biết đâu lại xảy ra hiệu ứng domino làm cho biểu tình tăng cường độ, kéo dài và mở rộng khiến chính quyền CS mất kiểm soát tình hình và dẫn đến sụp đổ cả một thể chế chính trị. ĐCS rất hiểu điều đó, và chính vì thế họ luôn điên cuồng loại bỏ mầm móng biểu tình từ trong trứng nước.
Để tồn tại trong một xã hội toàn cầu hóa, ĐCS cũng viết ra một bản Hiến pháp trong đó ghi ra những quyền người dân được hưởng tương tự như các quyền mà người dân ở các nước văn minh đang hưởng như: quyền biểu tình, quyền tự do ngôn luận và quyền lập hội vv… Thế nhưng thực chất trong mưu đồ của họ thì sao? Họ, tức ĐCS chỉ muốn ghi ra đó là để có cái gì đó ăn nói khi bị thế giới chỉ trích họ vi phạm nhân quyền mà thôi. Khi bị thế giới chỉ trích, họ sẽ lấy bản Hiến pháp (giấy lộn) ấy trưng ra và thanh minh rằng “Đấy! Hiến Pháp tui có ghi các quyền đầy đủ đó, đừng có vu oan cho bon tui nữa nghe chưa!”. Còn thực tế họ dùng rất nhiều thủ đoạn để loại cho bằng được mầm móng biểu tình.
Những chiêu trò để loại quyền biểu tình là gì? Thứ nhất, họ không luật hóa quyền biểu tình. Thứ nhì là họ vu cáo người biểu tình là “tụ tập đông người trái pháp luật” rồi bắt. Thứ 3, họ cho lực lượng công an canh nhà, phá facebook và thậm chí bắt bớ đánh đập những người có ảnh hưởng. Thứ tư, họ cho các tổ chức của họ như Hội Phụ Nữ, Mặt Trận Tổ Quốc dụ dân phải từ bỏ quyền biểu tình. Và cuối cùng khi không còn cách nào khác thì họ sẽ nhượng bộ một phần yêu sách khi họ thấy các cách kia không ăn thua. Đây chính là cách cuối cùng họ phải làm để đổi lấy việc dân không biểu tình nhằm mua sự an toàn cho chế độ.
Từ sau vụ biểu tình ngày 10/06/2018, ĐCS đã phải gác dự Luật Đặc Khu lại để hạ nhiệt người dân. Đây là giải pháp cuối cùng mà họ đã phải miễn cưỡng áp dụng vì họ thấy sức dân nổi lên có nguy cơ mất kiểm soát. Sau vụ này, song song với sự nhượng bộ, họ cũng lùa công an bắt nguội và trả thù người dân biểu tình. Họ làm thế nhằm mục đích gì? Họ làm vậy là nhằm mục đích là để cảnh cáo người dân, và cũng đồng thời họ muốn dùng sự tàn bạo che đậy sự sợ hãi trong họ.
Trong nhân dân, ít ai nhìn ra khía cạnh sợ hãi ấy của chính quyền vì chính quyền luôn tỏ ra là mạnh bạo và tàn ác để đè bẹp ý chí toàn dân. Họ tỏ vẻ vậy, nhưng thực chất, ở Bộ Chính Trị, những lãnh đạo cáo già của ĐCS đã nhìn thấy nguy cơ sụp đổ lúc đó đã đến với họ khá gần. Nhân dân Việt Nam giống như anh đào vàng có quyết định sai lầm vậy. Đào một đoạn rất dài làm hao mòn sức lực và anh ta đã bỏ cuộc trong khi chỉ cần đào thêm vài xẻng nữa là xuất hiện kho báu. Đành chịu thôi! vì dân Việt luôn nghĩ rằng “chẳng làm được gì chính quyền đâu!”, nhưng thực chất, khả năng của họ lại hoàn toàn có thể.
Mấy ngày gần đây, dự án đường cao tốc Bắc Nam đã tạo ra sự phản ứng mãnh liệt trên mạng xã hội. Trước tình hình này thì Bộ Chính Trị không thể làm ngơ, chắc chắn họ đã có họp kín để có kế sách đối phó tình hình. Họ đã làm điều này một cách chủ động chứ không phải để bị động như lần bùng phát biểu tình chống Luật Đặc Khu nữa. Với dự án này, Bộ Chính Trị thừa biết nguy cơ gây bùng phát biểu tình lớn một lần nữa là rất cao, và thế là họ đã có hành động ném đá dò đường. Bằng cách nào? Bằng cách họ cho báo chí tung tin là kết quả sơ tuyển nhà thầu là tài liệu mật để xem phản ứng xã hội. Khi thấy xã hội phản ứng dữ dội, thế là họ đã quyết định nhượng bộ để mồi lửa biểu tình không thể nhóm nhóm lên được. Họ đã rút kinh nghiệm rất tốt từ cuộc biểu tình Luật Đặc Khu năm ngoái, họ đã không để bùng phát biểu tình rồi nhượng bộ mà họ chủ động nhượng bộ trước khi biểu tình bùng phát. Và họ đã thành công.
Hy sinh miếng mồi nhỏ để bảo vệ chế độ và đồng thời tạo ra trạng thái phấn khích để không thể có một mồi lửa biểu tình nào có thể mồi lên được. Phải thừa nhận rằng, CS quản trị đất nước rất kém nhưng thực hiện kế sách đối phó với nhân dân rất chỉn chu và rất thành công. Và tất nhiên, ĐCS đã đạt được mục đích, họ đã chọn cách hy sinh một chính sách phản dân hại nước để cứu lấy hàng loạt chính sách phản dân khác. Rất thành công.
Đó là bản chất của việc hủy bỏ quyết định thầu quốc tế cho dự án đương cao tốc Bắc Nam. Vậy qua đây, nhân dân chúng ta rút ra bài học gì đây? Bài học đó là, chúng ta hãy đổi suy nghĩ của mình để có một tương lai sáng hơn. Trong gần 100 triệu dân của chúng ta, nếu nhìn thấy sự lo sợ đang cố ém giấu bên trong ĐCS thì nhân dân sẽ có cách để đẩy biểu tình đi xa hơn nữa như dân Hồng Kông đang làm. Thực chất, chính quyền rất sợ chúng ta chứ họ không bất khả chiến bại như ta nghĩ đâu. Hiện nay nhân dân chúng ta đã tự bại trong suy nghĩ chứ thực sự CS không mạnh như chúng ta tưởng. Chính vì lẽ đó mà chúng ta có thể khẳng định, CS phải đổ không sớm thì muộn vì suy nghĩ của toàn dân không phải là thứ bất biến./.