Cũng chỉ tháng 12 năm trước, có một đoàn khoảng 152 người đi du lịch sang Đài Loan rồi toàn bộ bỏ trốn ở lại. Cũng vào tháng 12 năm ngoái, một đoàn gồm 162 cán bộ cấp cao của chính quyền, trong chuyến làm việc sang Hàn Quốc, có 09 vị bỏ trốn để cư trú bất hợp pháp tại nước này.
Trong đó, con số thống kê, người Việt xuất khẩu lao động sang các quốc gia nước ngoài ở mức cao nhưng phần lớn là lao động phổ thông (lao động tri thức, chuyên môn, kỹ thuật cao là rất khiêm tốn). Đơn cử như qua các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Malyasia (4 quốc gia đứng đầu về tiếp nhận lao động đến từ Việt Nam), tỷ lệ lao động phổ thông lên tới 99%. Và tỷ lệ lao động chuyên môn cao so với Indonesia hoặc Philippines là không đáng kể gì so với họ. Và hàng năm Việt Nam nhận lượng kiều hối chuyển về nhờ xuất khẩu lao động từ 2.5 – 3 tỷ USD, chiếm 1.5% GDP (với khoảng hơn nửa triệu người đi xuất khẩu tại hơn 40 quốc gia trên khắp thế giới).
Trong khi, hiện có đến khoảng 300.000 cử nhân, thạc sỹ trong nước rơi vào tình trạng thất nghiệp tại chỗ.
Nói đến điều đó để thấy, việc tìm cách đi lao động, dù chỉ là lao động giản đơn tay chân đối với dân nghèo hoặc trung bình, hòng thoát ly khỏi quê hương khốn khó để tìm kiếm cuộc sống tốt hơn là một hiện thực đầy xót xa. Việc quan chức hoặc giới giàu có bỏ xứ bằng cách bỏ quốc tịch hoặc nhập thêm quốc tịch thứ hai ở các quốc gia văn minh, hoặc mua nhà, đầu tư rồi cho con cái học tập, sinh sống ở các nước phương Tây, Âu-Mỹ-Úc được thực hiện, vẫn tăng lên theo thời gian, lại tỏ ra âm thầm hơn./.