Ông Nhân tổng đốc Sài thành bị báo chí chê cười khi bàn sâu chuyện có con. Không phải là làm thế nào để có con (hì hì, nhạy cảm lắm) mà nên có bao nhiêu con. Thực ra thì chuyện sinh đẻ có kế hoạch, nó cũng giống như chính sách thời bao cấp, có chung nguồn gốc sinh ra là… đảng và chính phủ.
Để cấm đẻ nhiều, nhà nước tuyên bố mỗi cặp vợ chồng chỉ được đẻ tối đa 2 con, nếu nhõn 1 con càng tốt. Họ gọi là kế hoạch hóa gia đình. Họ bắt chước Trung cộng, nhưng khổ nỗi dân Tàu vốn đã quá đông, nhiều quá quản không xuể (dù đất Tàu rất rộng), nên hạn chế đẻ đái. Xứ ta có mấy chục triệu, cứ nhắm mắt bắt chước, cấm tiệt. Từ đó sinh ra 3 khoan (khoan yêu nhau, khoan cưới, khoan có con), hoặc đứa nào thậm thụt đi lại, đánh chũm chọe với nhau thì bị kết tội hủ hóa (tội này nặng chỉ sau tội phản quốc), tuyên truyền đặt vòng cho cả bà già, v.v.. Dân gian còn bắt chước bài hát “Quảng Bình quê ta ơi” của cụ nhạc sĩ Hoàng Vân, gặp nhau là rống lên “Khoan khoan hò khoan”, rồi chế “Cứ đồng ý đi. Khoan khoan hò khoan. Anh bảo bu rồi. Khoan khoan hò khoan. Em thèm con không. Khoan khoan hò khoan”… Nói chung sinh đẻ rất nghiêm, giao hẳn đại tướng phụ trách, không khác gì đánh trận, dân đen vi phạm vụ sinh đẻ có kế hoạch sẽ bị buộc thôi việc, cán bộ thì kiểm điểm, hạ lương, cắt thi đua. Tuy nhiên, ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì kệ chính sách của chính ông ấy, đẻ sòn luôn 3 đứa lại chả bị làm sao. Để bây giờ có anh cu út Triết làm cán bộ to ngoài miền Trung, dân gian gọi đùa là thằng cu Thêm. Thế mới quái.
Thực ra, cần chó gì phải cấm đoán. Dân không có thứ gì ăn bỏ vào mồm, có giục đẻ nó cũng đéo dám đẻ. Đẻ cho lắm vào, lấy gì nuôi, nuôi thân còn chưa xong. Cấm chán, giờ thấy ít dân, khó huy động nhân lực xây dựng chủ nghĩa xã hội, lại giục đẻ. Đặt vòng cũng đảng, tháo vòng cũng đảng. Loanh quanh luẩn quẩn, chẳng biết đâu mà lần. Cũng từ các bố mà ra cả.
Nói giống thời bao cấp là vậy. Các bố đề ra bao cấp, cứ thế mà thi hành, đứa nào chống đối bị gông cổ. Lại còn tự hào đó là chính sách ưu việt, chăm lo đời sống nhân dân (kiểu như đến tết mỗi hộ được nhà nước phân phối cho túi hàng tết có hột tiêu, bì bóng, gói thuốc lá, gói chè, bánh pháo, hộp mứt…), thời Pháp và phong kiến dân làm gì được quan tâm như thế. Tới khi chính sách bao cấp ưu việt đẩy cả xã hội sát mép diệt vong thì vội vàng làm lại, làm khác đi, và khoe là đổi mới, công cuộc đổi mới, khen đạt thành tựu này, thành tựu nọ. Cấm đoán cũng có công, tháo xích ra cũng có công, tự nhận hết về mình, đảng chẳng sai bao giờ. Nếu sai, chỉ tại thằng dân sai. Lúc nào cũng bắt dân phải ơn đảng ơn chính phủ, kể cả khi đảng và chính phủ bóp cổ dân thè lưỡi ra.
Đảng là vậy. Ai không tin cứ tìm đảng mà hỏi, tôi chẳng nói đơn sai bao giờ./.