Đó chính là cuộc đấu tranh chống tên phát xít Trung Quốc (TQ) mới ở châu Á. Đó cũng là câu trả lời dành cho những ai chưa hiểu rõ về cuộc đấu tranh kiên gan, kiên định của 7 triệu người ở đảo quốc HongKong.
Đã từ lâu, Trung Quốc và Đảng cầm quyền của nó đã bước vào giai đoạn phát xít hóa. Chủ nghĩa Phát xít trong tâm trí người Việt đã lùi vào quá khứ, bởi hầu hết người VIệt Nam đều được dạy rằng chủ nghĩa Phát xít là sự chuyên chính của Chủ nghĩa Tư bản, nhận thức sai lầm này là do tư tưởng Mác-xít, vốn nặng về xác quyết mà thiếu tính lí luận.
Trên thực tế, Chủ nghĩa Phát xít gắn với Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Điều này đã được minh chứng qua những gì mà Trung Quốc đã thể hiện trong suốt hơn 50 năm qua. Cùng với nó là sự lớn mạnh của Chủ nghĩa Toàn trị của TQ cũng đã củng cố cho CN Phát xít tiến dần tới Chủ nghĩa Độc tài quân sự-kinh tế. Đây là ba yếu tố làm nên Chủ nghĩa phát xít TQ kiểu mới. Bằng chứng xác thực nhất của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi này là những gì mà TQ đã làm ở Tân Cương, Nội Mông, Đài Loan và Hong Kong, thậm chí là cả Việt Nam. Chủ nghĩa ấy biểu hiện rất rõ rằng coi một giống người (tộc người) nhất định là ưu việt hơn những tộc người khác. Đó là lí do vì sao hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đang phải sống trong các ‘’Trại cải huấn’’ để trở thành ‘’người TQ’’.
Dưới thời Đức Quốc Xã, Đảng Quốc Xã đã thống kê số lượng người Do Thái bị họ giết hại là khoảng 5 triệu người. Nhưng với TQ thời nay, chế độ kiểm duyệt của nó đã bưng bít thông tin đến mức mà không một ai hay biết về số phận của hàng triệu người đang bị giam cầm trong các trại cải huấn và có bao nhiêu người đã bị giết chết? Không ai được biết. Một minh chứng nữa của CN Phát xít TQ, đó là vụ thảm sát đẫm máu ở Thiên An Môn năm 1989. Nhà cầm quyền đàn áp người đấu tranh dân chủ, mục đích trấn áp tinh thần công dân, buộc công dân phải tuyệt đối trung thành với chế độ – yêu chế độ chứ không cần yêu nước. Cuộc khủng bố đẫm máu ấy chẳng biết bao nhiêu đã chết, mà chính người TQ cũng không biết chứ đừng nói gì đến thế giới.
Chủ nghĩa độc tài quân sự, kinh tế, chính trị và toàn trị đã hướng TQ đến biểu hiện bành trướng ở châu Á, châu Âu. Cụ thể là tạo ra con đường tơ lụa mới, làm bẫy nợ “địa chính trị” trên khắp châu Á, châu Âu; đặt Viện Khổng Tử trên gần 200 nước trên toàn cầu; các hoạt động quân sự hoá trên biển Đông, coi thường Công ước về Biển quốc tế… mà Việt Nam là nước SỐ 1 bị chèn ép rõ rệt nhất. Sự bành trướng này của TQ được cho rằng TQ đã lấy “cảm hứng” từ Đảng Công nhân Quốc Gia Xã hội chủ nghĩa Đức (từ thế kỉ trước, Đảng Quốc Xã – lấy ý tưởng từ Chủ nghĩa xã hội). Hiện nay, Đài Loan, Hongkong, MaCao, Phi-líp-pin… đã thức tỉnh, còn chúng ta (người Việt Nam) nếu cứ bàng quan đứng nhìn sự lớn mạnh của chủ nghĩa Phát xít mới cho đến khi rơi hẳn vào cảnh nô lệ mới hay thì lúc ấy có còn cứu nước được nữa không?
Nhớ rằng Chủ nghĩa phát xít mới không cần phải xâm lược bằng tiếng súng hay chiếm đóng, nó được biểu hiện bằng quyền lực mềm như: bức hại bằng công nghệ sinh học, chèn ép phát triển kinh tế, cướp tài nguyên, “du lịch bất động sản”, chiến tranh tiền tệ, ngăn cản quyền tự do, dân chủ, tăng cường nói dối và tẩy não… Đài Loan, HongKong… đã từng được sống trong môi trường Tự do, Dân chủ, Nhân quyền… nên họ nhất quyết đòi độc lập. Đảng cầm quyền TQ nhận ra rằng một xã hội dân chủ thì “nguy hiểm” như thế nào đối với sức mạnh và tính khuôn mẫu của chế độ độc tài, toàn trị. Thế nên, Đại lục chắc chắn sẽ không bỏ qua mối nguy này, sự đàn áp chắc chắn sẽ diễn ra. Song nó có thể là một “Thiên An Môn” thứ 2 hay không, thì hãy hỏi THẾ GIỚI VĂN MINH có cho phép hay không?
Cuộc đấu tranh kiên định của người Hongkong không đơn thuần là đấu tranh dân chủ, nó là sự đấu tranh chống lại chủ nghĩa phát xít kiểu mới. Chúng ta có thể không đủ hiểu biết nhưng cũng đừng bàng quan cho ta là kẻ ngoài cuộc mà mặc kệ họ. Chính chúng ta cũng đang là một nạn nhân đáng thương của cái chủ nghĩa chết tiệt ấy. Và hãy hiểu rằng nếu không có những phong trào dân tộc dân chủ như thế thì sẽ chẳng bao giờ có những Singapore (tách ra từ Malaysia), Latvia, Estonia, Lithuania (tách ra khỏi Liên Xô cũ), Ukraina, Krym (đang nỗ lực thoát Nga) và cả Việt Nam, Lào, Campuchia (tách ra khỏi Liên bang Đông dương Pháp thuộc)… Tất cả những dân tộc ấy, họ đã đấu tranh cho chính đất nước của họ và những cuộc đấu tranh ấy là chính đáng. Việt Nam đang như cá nằm trên thớt… nhưng nếu biết chọn cho mình một đồng minh mạnh nhất, nếu biết làm gì thuận lòng dân thì khó bao nhiêu cũng vượt qua.
(Bài viết tham khảo từ nhiều nguồn trong và ngoài nước)