Vương Ngôn – VNTB
Trên 15.000 hộ dân trong tổng số 15.853 hồ sơ bị bồi thường ngược đãi giải toả nhà đất giao cho chính quyền địa phương thực hiện dự án. Trong đó có hơn 3.000 căn nhà dân nằm ngoài ranh quy hoạch bị chính quyền cưỡng chế đập phá tan tành. Nhà thờ, nhà nguyện, nhà chùa cũng phải “bái phục” lợi ích nhóm. Tại thời điểm 2013, Sở Tài chính TP.HCM đã giải ngân gần 40 ngàn tỷ đồng. Đến nay, 23 năm trôi qua, vùng đất vàng này vẫn bị bỏ hoang. Đã có hơn 11.000 đơn thư khiếu nại tố cáo trong suốt thời gian dài. Dự án này đã trở thành đỉnh điểm đạt nhiều kỷ lục: số diện tích đất thu hồi trái phép ngòai ranh quy hoạch nhiều nhất. Số người chết oan nhiều nhất. Số vụ kiện dân sự ra toà nhiều nhất. Số người bị thất nghiệp nhiều nhất …dẫn đến số lãnh đạo trả lời trái luật và hứa lèo với dân nhiều nhất. Số km đường có kinh phí xây dựng đắt nhất thế giới. Nỗi đau chồng chất nỗi đau ! Nỗi ám ảnh hàng ngàn năm sau đối với người dân Thủ Thiêm. Kể từ hôm nay, Việt Nam Thời Báo sẽ đăng những phần chính quá trình diễn kịch của UBND TP.HCM trong suốt thời gian 23 năm thực hiện một dự án đầu tư đầy máu và nước mắt!
Kỳ IV: Giọt lệ rơi trên những tấm huân chương!
Khi chúng tôi vừa bước chân vào cổng nhà của vợ chồng ông Lực, bà Giáp ở số B3/15 Bis, Tổ 16, Khu phố 1, phường Bình An, Quận 2, TP.HCM thì nhiều người dân trong khu vực lân cận liền hô hào nhau vác gậy, dao, búa, gạch, đá tiến gần bao quanh áp sát chúng tôi. Họ lớn tiêng: – Ăn cướp hả, huỷ hoại tài sản của dân hả, không còn chỗ nào để ăn nữa hay sao? Ngưới ta bị tai biến nằm một chỗ các ông có còn tình ngươi nữa không?
Sau mấy phút hỏi chuyện, chúng tôi mới biết bà con hiểu nhầm, họ cứ ngỡ chúng tôi là lực lượng vào cưỡng chế ngôi nhà của ông Lực, bà Giáp. Ông Huỳnh Văn Lực năm nay đã 95 tuổi đời trên 70 năm tuổi Đảng, quê của ông ở xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Ông Lực tham gia cách mạng năm 1945, tập kết ra Bắc năm 1964. Vợ ông, bà Nguyễn Thị Giáp năm nay đã 80 tuổi, quê của bà ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Bà Giáp tham gia cách mạng năm 1964. Hai ông bà sống nương tựa vào nhau không có con. Sau ngày miền Nam giải phóng cả hai ông bà được điều động về Nam công tác cho đến ngày được nghỉ hưu. Số tiền hai ông bà dành dụm cả đời, khi về Nam mua được căn nhà nhỏ cấp 4 ở phường Thảo Điền, Quận 2. Ông bà cứ ngỡ là nơi tá túc duy nhất cho những năm tháng còn lại của cuộc đời. Nào ngờ, năm 2000, ông Lực bị bệnh tai biến mạch máu não dẫn đến đột quỵ nằm một chỗ. Bà Giáp một mình bơ vơ không biết vay mượn vào đâu, đành bán căn nhà lấy tiền chạy chữa thuốc men cho chồng. Số tiền còn lại, bà mua một căn nhà nhỏ trong hẻm sâu của xóm nghèo thuộc phường Bình An, Quận 2. Suốt 19 năm nay ông Lực nằm một chỗ.
Mười năm về trước, khi bà Giáp còn khoẻ, chiều chiều bà còn đẩy xe lăn chở ông đi châm cứu hàng ngày. Nay bà bị bệnh không đi xa được, ông Lực phải nằm một chỗ vì bị liệt cả hai chân. Đau đớn hơn là hàng ngày ông bà phải chịu cảnh búa máy, xe húc, xe ủi, xe cạp đập phá tan tành hàng ngàn căn nhà dân nằm ngoài ranh quy hoạch. Tiếng la hét của kẻ chỉ đạo cưỡng chế đập phá nhà dân, tiếng gầm rú của lực lượng xe máy, tiếng khóc rên thảm thiết của dân nghèo, tiếng khóc la thèm cơm khát sữa của trẻ em đã tạo nên một luồng âm thanh hỗn độn đến kinh hoàng giữa trung tâm thành phố lớn nhất nước.
Ở trong căn nhà nhỏ duy nhất còn lại của vợ chồng ông Lực, bà Giáp. Ông Lực chỉ tay nhờ chúng tôi lấy những tấm Huân, Huy chương treo trên tường nhà mà ông được tặng thưởng trong hai thời kỳ chống ngoại xâm. Ông Lực ôm những tấm Huân chương vào ngực và nâng bàn tay lên, chỉ ngón trỏ ra dấu cho chúng tôi biết về thành tích quá khứ của ông mà dòng lệ trong mắt ông cứ chảy dàn dụa không ngắt quảng như những hành vi vô nhân tính và sự ngược đãi của ông Nguyễn Cư, Chủ tịch UBND Quận 2 đã đối xử với vợ chồng ông trong suốt 23 năm nay. Khi nghe tiếng nhà đổ thành đống gạch vụn ở xung quanh, ông Lực nện đôi gót chân vào cái giường ngủ làm bằng tấm phản: “Ơi trời ơi, ơi Phật ơi, Đảng đi đâu, Chính phủ đi đâu mà để lũ khốn nạn làm càn đến vậy nè ?”.
Khi nỗi đau lên tận cổ, mặt ông tím bầm, miệng lắp bắp, bà Giáp lại nhanh chóng đưa thuốc và ly nước để ông uống cấp tốc. Bà Giáp cho biết, cứ mỗi lần nghe tiếng đoàn cưỡng chế đập phá nhà dân là trong lòng ông cứ hình dung và bị ám ảnh như tiếng máy bay B52 ném bom ở các tỉnh miền Bắc ngày xưa. Quay trở lại mảnh đất Thủ Thiêm lúc này, với chúng tôi, tai nghe, mắt thấy, tay sờ và cảm nhận được nỗi đau của người dân Thủ Thiêm. Đặc biệt là với trường hợp có một không hai của gia đình ông Lực. Với một cán bộ lão thành cách mạng có 95 tuổi đời, trên 70 tuổi đảng, những năm tháng cuối đời còn bị giặc nội xâm đối xử tàn nhẫn vô nhân tính. Ngay cả những giọt nước mắt cuối cùng trong thể xác, ông Lực tính để đưa về thế giới bên kia sau khi đoàn tụ với tổ tiên ông bà mà trước thời cuộc này ông cũng không thể giữ lại được giọt nào.
Nguồn gốc căn nhà ông Lực bà Giáp đang ở được ông Mai Điển khai thác sử dụng đất hoang từ trước năm 1977. Sau đó ông Điển bán đất cho ông Lập vào năm 1990 xây dựng nhà ở. Năm 1992, ông Lập bán nhà cho ông Nguyễn Văn Chính . Đến năm 2000 thì ông Chính bán nhà cho vợ chồng ông Lực, bà Giáp sinh sống đến hiện nay. Diện tích căn nhà 69,33m2. Theo quy định tại Điều 50, Luật Đất đai thì mọi loại đất có từ 15/10/1993 trở về trước, nếu không bị tranh chấp, có đăng ký sổ bộ địa chính thì đương nhiên được cấp có thẩm quyền phải cấp Giấy CNQSDĐ mà chủ đất không phải đóng thuế. Như vậy, nguồn gốc đất ở của ông Lực, bà Giáp có từ 16 năm về trước so với thời điểm 15/10/1993 và đã qua 4 đời chủ sử dụng. Thế nhưng Nguyễn Cư – Chủ tịch UBND Quận 2 vẫn dùng mọi thủ đoạn để gán ép căn nhà này là tài sản riêng hợp pháp của ông Lực, bà Giáp thành tài sản công của Nhà nước để tước đoạt một cách trắng trợn vô lương tâm.
Ngày 18/4/2011, Nguyễn Cư lúc bấy giờ là Phó Chủ tịch UBND Quận 2 ký Quyết định số 4954/QĐ-UBND bồi thường và hộ trợ thiệt hại cho hộ bà Nguyễn Thị Giáp bị gỉai toả trắng với số tiền là “ không đồng ”về tiêu chuẩn tái định cư, quyết định của tên Cư ký nêu rõ: “Không đủ điều kiện tái định cư” bà Giáp thấy quá phi lí liền gửi đơn khiếu nại hành vi “cướp tài sản”. Ngày 15/01/2013, Nguyễn Cư ký tiếp Quyết định số: 311/QĐ-UBND bồi thường tài sản và căn nhà một trệt một lầu cho ông Lực, bà Giáp số tiền 9.621.500đ (chín triệu, sáu trăm hai mốt ngàn, năm trăm đồng). Về tiêu chuẩn tái định cư được mua căn hộ chung cư theo giá tái định cư với diện tích tiêu chuẩn là 7,75m2.
Khi đọc các quyết định của Cư ký, bà Giáp quá bức xúc: “Trên đời này tôi chưa thấy một ai mà xử sự tàn nhẫn, độc ác với gia đình lão thành cách mạng như tên Nguyễn Cư ! Căn nhà tôi mua 200 triệu đồng từ năm 2000 vậy mà tên cư ký 2 quyết định chỉ bồi thường 9,6 triệu đồng. Trong khi hàng nghìn căn nhà khác thuộc sở hữu Nhà nước đang cho thuê thì tên Cư ký bồi thường từ 3-7 tỷ đồng/căn. Đúng là bồi thường kiểu côn đồ, xã hội đen…Tôi biết cha của hắn là một tên lính nguỵ ác ôn ở miền Trung nên hắn mới trả thù những gia đình lão thành cách mạng như gia đình tôi !”
Trước nỗi đau này, bà Giáp còn cho biết thêm: cái chuồng chó của gia đình nó rộng gần 20m2, trong khi nó bồi thường cho tôi 9,6 triệu đồng không đủ mua một cái hòm và cho tôi mua nhà tái định cư 7,75m2 thì không bằng một nửa cái chuồng chó của nhà nó, làm sao tôi sống?
Nỗi đau nát lòng của những cán bộ lão thành cách mạng !
Sinh ra ở phường Tân Phú, Quận 9, TP.HCM, ông Nguyễn Văn Nhỏ (Hai Nhỏ) tham gia kháng chiến chống pháp năm 1947, tập kết ra Bắc năm 1954. Suốt hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, ông đều có mặt trên các chiến trường ác liệt. Với 70 năm tuổi Đảng, 90 tuổi đời. Trong suốt 40 năm phục vụ trong quân đội ông đã dược tặng thưởng “cả đống” Huân, Huy chương các loại. Ông cũng là Thương binh loại 4/4, bà mất 13 năm nay, ông phải sống cảnh đơn côi “tự biên, tự diễn” và kiêm luôn đạo diễn trong phần còn lại của cuộc đời.
Vào năm 1977 vì không có chỗ trú thân cho các con, vợ chồng ông tự khai phá 250m2 đất hoang hoá thuộc phường Bình An, được ông Bùi Văn Tình- Bí thư Huyện uỷ Thủ Đức (nay là Quận 2), nguyên Chủ tịch Khu cư xá công nhân ký giấy xác nhận cho phép ông Hai Nhỏ sử dụng làm nhà ở. Giáp ranh nhà ông Nhỏ là nhất, đất của ông Tình có cùng nguồn gốc đất, cùng thời điểm khai hoang như nhau. Thế nhưng khi đền bù giải toả thì toàn bộ nhà đất con, cháu gia đình ông Tình được bồi thường thoả đáng. Còn gia đình ông Nhỏ chỉ có một căn nhà xây kiên cố từ năm 1988, có xây phép xây dựng, có số nhà hẵn hoi, suốt 42 năm khai hoang sử dụng đất và 31 năm gia đình ông nhỏ làm nhà ở sinh sống tại đây không hề xảy ra tranh chấp. Vậy mà Nguyễn Cư ký Quyết định bồi thường với giá rẻ mạt. Chúng luôn đưa cái mác đảng viên của tôi ra hù doạ, khủng bố tôi suốt hàng chục năm nay. Các con tôi sợ mất miếng cơm manh áo đành phải bỏ nhà ra đi ly tán mỗi đứa một nơi. 250m2 đất thổ cư của tôi mà lũ ác ôn tuyên bố chỉ bồi thường trên 100 triệu đồng để chúng cướp luôn giao cho nhà đầu tư bán với giá 360 triệu đồng/m2. Dã man hơn là tụi nó còn tuyên bố, nhà do vợ tôi đứng tên, nay bà ấy đi chầu tiên tổ rồi, ông chỉ được bồi thường 100m2 đất của suất ăn theo bà ấy thôi. Vì tuổi cao, sức yếu tôi đành ngậm đắng nuốt cay với thời cuộc và gửi đơn xin mua 2 cái nền tái định cư cho các con mà lũ côn đồ do Nguyễn Cư cầm đầu chúng kiên quyết không cho. Trên đời này tôi chưa thấy ở bất kỳ địa phương nào mà xử sự với gia đình cách mạng tàn nhẫn như ở đây. Ông Nhỏ đứng dậy cầm cái huy hiệu 60 năm tuổi đảng được trao tặng từ năm 2010, ông lau nước mắt: “ Đảng ta đâu có chủ trương như vậy, Nhà nước ta cũng vậy, chỉ có phái đoàn của Lê Thanh Hải mới làm vậy thôi !”.
Không những cá nhân ông Hai Nhỏ mà ngay cả các con của ông cũng bị vạ lây dịch “vi rút phá nhà dân” mà người dân còn gọi là “vi rút Thủ Thiêm” là loại vi rút gây chết người từ từ hàng loạt.
Kỳ I: Tìm mọi cách đánh tráo quy hoạch Thủ Thiêm
Kỳ II: ‘Nhiệt tình’ cộng làm liều = phá hoại!
Kỳ III: Lừa trên dối dưới, đánh tráo quy hoạch, phá nát nhà dân, cướp đất làm giàu bất chính!