Mỹ là một thị trường lớn nhất thế giới, nơi đây rất nhiều nhà xuất khẩu luôn muốn chen chân vào để phát triển lớn mạnh. Ông lớn như Lexus của Toyota cũng phát triển chủ yếu trên thị trường Mỹ chứ vào được EU thì khá hạn chế. Đó là nói đến sản phẩm công nghệ thuộc lĩnh vực chế tạo, chứ còn những sản phẩm chế lấy nguyên liệu từ tự nhiên thuộc lĩnh vực chế biến thì cũng vậy, tất cả đều muốn chen chân vào chiếm lĩnh thị trường Mỹ.
Để dễ hình dung, mọi người nên hiểu thế này, thị trường Mỹ là một thị trường rất béo bở, chỉ cần lọt vào thị trường này thì ông nào cũng béo ngậy và vương vai lớn mạnh. Dù cửa vào thị trường này rất rộng mở nhưng cũng rất khó tính, chỉ ai đủ tiêu chuẩn mới vào. Và trước cửa vào, có vô số nhà cung cấp từ khắp nơi trên thê giới đang chực chờ. Cho dù biết thị trường Mỹ khó tính, nhưng kẻ xếp hàng để chen vào rất đông nên xảy ra sự chen lấn. Kẻ mạnh vào được, kẻ yếu thế phải đứng đợi hoài ngoài cổng. Riêng ông Trung Cộng, ông này to xác và mạnh hơn mọi kẻ khác nên ổng dùng sức mạnh vốn đạp văng nhiều tất cả để chui vào thị trường Mỹ và chiếm phần lớn, những ông nhỏ hơn hết phần phải chực chờ tìm kiếm kẽ hở nào lấn chui vào kiếm chút cháo.
Trước Trung Cộng, Nhật-Hàn cũng đã chen được vào thị trường khó tính này, và họ đã giàu lên rất nhiều nhờ vào những doanh nghiệp mọc rễ được trên thị trường Mỹ. Đến nỗi Toyota phải làm riêng Lexus cho thị trường Mỹ, Honda làm riêng Acura cho thị trường Mỹ, Nissan phải làm riêng Infiniti cho thị trường Mỹ để xí phần với những Audi, BMW hay Mercedes – Benz từ trời Âu thì đủ biết cả thế giới này luôn làm gì đó đặt biệt này. Và Hyundai cũng làm riêng thương hiêu Genesis cho thị trường Mỹ để chiếm lĩnh thị trường ô tô cao cấp. Từ thị phần những sản phẩm cao cấp cho tới những thị phần cho những sản phẩm bình dân (bình dân theo tiêu chuẩn Mỹ) thì Mỹ đều là mảnh đất màu mỡ cho tất cả mọi nhà sản xuất và các nhà xuất khẩu trên thế giới.
Anh nào tốt thì hốt được nhiều, như Nhật thì ông lớn nào cũng chiếm lĩnh thị trường Mỹ, Hàn cũng thế, và sau đó là đến lượt Trung Quốc cũng vào xí phần từ hàng công nghệ đến hàng gia dụng. Tất cả những mặt hàng của Trung Quốc đều có đối thủ trên đất Mỹ, ví dụ như Huawei thì có đối thủ là Samsung, đối thủ của hàng nội thất xuất xứ trừ Trung Quốc là vô số những nhà cung cấp hàng nội thất khắp thế giới. Nói chung, từ thượng vàng đến hạ cám nếu hàng Trung Quốc rút khỏi thị trường Mỹ thì có vô số những nhà cung cấp khác từ những nước nhảy vào thay thế. Tất cả bọn họ đang chực chờ trước cổng thị trường Mỹ chỉ cần một cú xẩy chân của ông Tàu thì họ ùa vào lấp chỗ trống ngay lập tức.
Vì vậy, khi chiến tranh thương mại Mỹ – Tàu xảy ra, thì ai thiệt? Tổng thống Trump đánh thuế nặng lên hàng Tàu, thì tất nhiên giá bán hàng Tàu tăng đột biến, phần giá hàng hóa được nâng lên bởi thuế ấy từ đâu ra? Từ dân Mỹ. Nghĩa là nhà phân phối lấy tiền khách hàng Mỹ đóng thuế cho chính phủ Mỹ. Cho nên nhà sản xuất Trung Cộng không thiệt về giá, chọ chỉ thiệt là hàng hóa trên thị trường Mỹ khó bán kéo theo kim ngạch xuất khẩu của Trung Cộng giảm. Đó là một thiệt hại to lớn cho Tàu. Còn cái thiệt hại khác, đó là khi hàng Tàu bị hạn chế tạo lỗ trống trên thị trường, lập tức các nhà cung cấp khác nhảy vào chiếm lấy thị phần đó. Và tất nhiên miếng mồi ngon đang ở trong họng Tàu bị nước nhỏ khác móc ra đớp. Rõ ràng là Tàu thiệt. Vậy câu hỏi là Mỹ có chịu thiệt không?
Để trả lời Mỹ có chịu thiệt hay không thì tôi hỏi bạn, bạn đang mua hàng ông A, và trong đó có ông B, ông C, ông D, ông E, vv… đang xếp hàng năn nỉ bạn mua mặt hàng của họ. Hàng của những người năn nỉ bạn rất cạnh tranh, giá ngang bằng với hàng ông A và chất lượng cũng ngang bằng. Bậy nay ông A đỏng đảnh tăng giá để móc túi bạn, bạn có nên tiếp tục mua hàng ông A nữa hay mở vòng tay đón nhận ông B, ông C hoặc ông E? Cũng tương tự vậy, hàng tàu đột nhiên cao giá thì tất dân Mỹ chuyển sang dùng hàng khác thay thế, nên người tiêu dùng Mỹ chẳng thiệt hại gì. Họ đâu có cần phải trung thành với hàng Tàu chất lượng trung bình mà bán giá như hàng cao cấp được?
Đây là bài phản biện cho những tờ báo CSVN đang cứ bưng bô Tàu Cộng một cách vô thức. Viết theo chỉ thị, nên chuyện ông Tàu đang lao đao vì ông Mỹ đấm cho một quả thật đau. Điều nực cười ở chỗ, nắm đấm Mỹ đấm vào mặt Tàu nhưng qua ngòi bút CS thì nắm đấm thiệt hại còn mặt Tàu vẫn không sao. Cho nên, đọc báo chí CS cũng lắm chuyện hài, và trong bài “Thuế của ông Trump đang bóp nghẹt ngành nội thất Mỹ” trên tờ vnêp.nét là một kiểu như vậy. Bên Tàu đánh rắm thì bên Hà Nội cũng tấm tắc khen thơm là vậy. Báo với chả chí CM./.