“Tăng trưởng GDP của Việt Nam xếp tốp đầu thế giới” là khái niệm mới nhất được ‘kiến tạo’ bởi chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ – nhân vật còn hám danh hơn cả kẻ tiền nhiệm là ‘Anh Ba X’.
Khái niệm trên được phô trương bản báo cáo vào ngày khai mạc kỳ họp quốc hội tháng 5 – 6 năm 2019, trong đó nhắc lại thành tích GDP năm 2018 tăng đến 7,08%.
Vào cuối năm 2018, Tổng Cục Thống kê đã công bố Tổng sản phẩm trong nước-GDP năm 2018 của Việt Nam đạt 7,08%, vượt qua dự báo của Ngân hàng Thế giới-World Bank ở mức 6,8% và lập kỷ lục cao nhất kể từ năm 2008.
Nhưng còn thực tế GDP ra sao?
Một sự thể trớ trêu và phản dội là trùng với thời điểm Thủ tướng Phúc say sưa nghiêng ngoẹo với những con số thành tích của mình trước gần 500 mái đầu ngoan ngoãn trong quốc hội, một bản báo cáo vào tháng Mười năm 2018 của cơ quan Kiểm toán Nhà nước Việt Nam được công bố đã phải thừa nhận rằng nguồn thu từ 3 khu vực kinh tế không đạt dự toán (thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 2,9%, đạt 4.908 tỷ đồng; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm 15,1%, đạt 33.646 tỷ đồng; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh giảm 2,2% đạt 4.855 tỷ đồng).
Mà khi thu thuế từ 3 khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và kinh tế ngoài quốc doanh bị giảm mạnh, lấy đâu ra ‘Kinh tế Việt Nam đạt thành tích tăng trưởng hơn 7% GDP’ – gấp gần 3 lần tỷ lệ tăng trưởng của Mỹ và EU – như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên rao đầy tự hào vào cuối năm 2018 và được các bộ ngành, giới chuyên gia cận thần và báo đảng đồng ca đầy sống sượng lẫn trơ tráo?
Cũng vào tháng Mười năm 2018, những số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố cho thấy số doanh nghiệp thành lập mới trong quý III/2018 là 96.611, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động lại nhiều bất thường, với 24.501 doanh nghiệp, tăng 76%. Tính chung 9 tháng kể từ đầu năm, có 73.103 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, so với cùng kỳ năm 2017 tăng 48,1%. Có nghĩa là tỷ lệ doanh nghiệp ‘chết’ cao hơn hẳn tỷ lệ doanh nghiệp được thành lập mới.
Thật rõ ràng, không thể có một nền kinh tế tăng trưởng liên tục và tăng trưởng mạnh đến gần 7%/năm của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’ mà tỷ lệ doanh nghiệp ‘chết’ lại cao hơn hẳn tỷ lệ doanh nghiệp mới ra đời!
Phương pháp thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam là ‘có vấn đề’ hay về thực chất là ‘thống kê chính trị’ theo chỉ đạo của chính Thủ tướng Phúc nhằm phục vụ cho những mục đích tô hồng cá nhân của ông ta?
Trong khi đó, một chuyên gia phản biện ở Việt Nam là Tiến sĩ kinh tế Bùi Trinh, bằng một số tính toán vẫn dựa trên những con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam, đã tính ra GDP thực của Việt Nam chỉ vào khoảng 2,5%. Còn nếu dựa trên những dữ liệu thực hơn mà không phải số liệu thống kê khó mà tin cậy được thì GDP thực của Việt Nam còn thấp hơn 2,5%.
Ở Việt Nam, người ta có thể nhìn ra rõ ràng là không chỉ ‘tân chủ tịch nước’ Nguyễn Phú Trọng – với phát ngôn bất hủ ‘đất nước có bao giờ được như thế này!’ – là chóp bu tham vọng quyền lực duy nhất, mà bên cạnh đó và rất có thể đang mong ngóng được kế thừa cái ghế ‘hoàng đế’ là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Chỉ có điều, những cuộc vận động của Thủ tướng Phúc có thể chẳng nên cơm cháo gì. Cái ghế tổng bí thư tại đại hội 13 đã được sáp nhập với cái ghế chủ tịch nước bởi một tác giả duy nhất: ‘Hoàng đế Nguyễn Phú Trọng’./.
Xin vui lòng tiếp tay phá vỡ bức màn bưng bít thông tin của chế độ bằng cách bấm LIKE, SHARE và COMMENT. Trân trọng cảm ơn Bạn.