Vừa qua TTg Nguyễn Xuân Phúc đi dự hội nghị VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG của Trung quốc từ ngày 25- 27/4/2019 tại Bắc kinh, đồng thời dự cuộc diễu võ dương oai của hải quân Trung quốc, trong đó có chiếu lại đoạn Video “trận hải chiến Gạc Ma”, mà thực chất là cuộc ăn cướp giết người một cách dã man, vô nhân tính và vi phạm điều luật quốc tế về đối xử với tù hàng binh, của của hải quân TQ, một khi lính canh đảo Việt Nam đã đầu hàng. Ngài TTg rất hào hứng nói với TBT, CT Tập Cận Bình: “hoan nghênh Trung quốc triển khai các dự án lớn tại Việt Nam”.
Nay lại nghe cuộc điều trần của ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải (GTVT), trước Ủy ban Kinh tế Quốc hội tại phiên họp mới đây của Ủy ban này về dự án đường cao tốc Bắc – Nam:
“Tiến độ đầu tư cao tốc Bắc – Nam phía Đông đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, theo nghị quyết 52 của Quốc hội, từ nay đến 2021 sẽ đầu tư 654km, chia thành 11 dự án, trong đó có 3 dự án đầu tư công và 8 dự án BOT…
Với các dự án đầu tư công hiện không có vướng mắc gì, nhưng các dự án BOT thì không dễ triển khai… Cái khó của 8 dự án BOT hiện nay là các nhà đầu tư tư nhân trong nước không đủ năng lực tham gia theo quy định, còn các nhà đầu tư nước ngoài lại không mặn mà…, duy nhất chỉ có Trung Quốc vào nhiều nhất”.
Ta thấy gì sau khi nghe những lời điều trần này?
1- Đã có sự thống nhất cao từ Chính phủ tới Bộ GTVT về chủ trương giao dự án cao tốc Bắc – Nam cho các nhà thầu Trung quốc.
2- Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội có chất vấn gì không hay chỉ là “nghị gật” các đề xuất của Bộ GTVT, chỉ như một cái bình phong để che đậy cho những âm mưu “giao cho Trung quốc” của bộ GTVT? Với cái UBKT của Quốc hội mà đứng đầu là ông Nguyễn Đức Kiên suốt ngày chỉ đăm đắm bán đất chắc cũng chả có tí chất xám nào phản biện những đề xuất của bộ GTVT.
3- Hàng loạt các vấn đề được đặt ra:
3.1. tại sao sau 44 năm từ khi két thúc chiến tranh, thống nhất đất nước, người Việt Nam vẫn “không đủ năng lực tham gia” làm con đường bộ huyết mạch mà cứ phải mời các nhà đầu tư nước ngoài vào làm?
Như ta đã biết trong thời kỳ chiến tranh, không hề có các thiết bị kỹ thuật mà chỉ với hai bàn tay trắng mà quân và dân ta đã mở con đường Hồ Chí Minh chạy dài hàng ngàn km xuyên qua núi cao, vực sâu, tạo nên tuyến giao thông huyết mạch để chi viên hữu hiệu về người và phương tiện vật chất cho tiền tuyến. Thế thì, ngày nay với đủ nhân tài vật lực và các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất ta không thể không làm nổi con đường huyết mạch chạy dọc chiều dài đất nước.
24.000 tiến sĩ nằm ở các trường ĐH, các ngành đâu mà cứ triển khai dự án nào cũng phải mời nước ngoài? Thiết tưởng với nguồn trí tuệ lớn như vậy thì Việt Nam sẽ “không có việc gì không làm được” (lời cố TBT Lê Duẩn).
Qua các dự án BOT đã thực hiện trong hơn chục năm qua cho thấy các nhà đầu tư tư nhân hoàn toàn không có năng lực cả về tài chính lẫn kỹ thuật như công ty Minh Tân của bà Đỗ thị huyền Tâm (vợ ông nguyên TBT Nông Đức Mạnh) còn làm ngon mấy dự án như Pháp vân-Cầu Giẽ, Hà nội-Bắc ninh, Tuần châu-Móng cái. Hà cớ gì lại nói các nhà đầu tư tư nhân không có năng lực? Hàng trăm các “tập đoàn đại gia”, với vốn liếng có cả đến hàng tỷ đô la thừa sức thực thi những dự án BOT trên các trục đường Bắc – Nam. Họ có thể mời các chuyên gia cầu đường hàng đầu TG làm tư vấn, chỉ huy công trường xây dựng đảm bảo chất lượng cao.
Vấn đề ở đây là Chính phủ, bộ GTVT không muốn cho họ tham gia dự án bằng cách đặt ra các quy định để loại bỏ họ, rồi trao thầu cho TQ; cũng giống như việc bộ GTVT gây sức ép lên các công ty Nhật bản dự thầu dự án Pháp vân – Cầu Giẽ, buộc họ phải rút lui.
Nếu mời thầu rộng rãi, các điều khoản quy định rõ ràng, đúng luật quốc tế thì không thiếu gì các công ty nước ngoài tham gia đấu thầu. Nhưng NHƯNG NHƯNG chắc khi đó lãnh đạo bộ GTVT sẽ không có lại quả. Chính vì nguyên nhân này mà bộ GTVT cố níu kéo bằng được nhà thầu TQ vào làm.
4- Tại sao cứ phải Trung quốc?
4.1. Phải chăng các dự án vốn vay TQ thì phải do nhà thầu TQ thì công? Không có luật nào trên TG quy định chủ thể cho vay phải sắm vai nhà thầu thi công. Tuy nhiên, TQ đã vươn cái vòi bạch tuộc bẫy nợ ra khắp nơi trên TG, cho vay rồi thi công công trình, gây biết bao phiền toái cho nước chủ nợ. Hiện nay có nhiều nước thấm đòn “dự án TQ”. Nhiều nước đã từ chối thẳng cẳng “dự án TQ”, ví như Malaysia , thủ tướng nước này đã sang tận Bắc kinh để hủy dự án đường sắt 60 tỷ $, làm cho Tập Cân Bình thâm tím mặt…
4.2. Phải chăng giao dự án cho TQ thì được “lại quả” rất lớn, các quan chức chính phủ (và có thể cao hơn nữa) và bộ GTVT) tha hồ, chia chác, xà xẻo mà ngôn từ của tổ chức chống tham nhũng quốc tế (Transparence Agency) gọi là “tự ăn thịt mình”.
4.3. Phải chăng Việt Nam hiện nay không còn tính độc lập, mọi vấn đề từ ngoại giao đến nội trị đều phụ thuộc vào sự lèo lái của nước ngoài? Phải chăng Việt Nam đã trở thành một dạng thuộc địa 0.4? Cho nên mọi việc phải theo sự sắp đặt của người khác?
4.4. Thấy gì qua những dự án của Trung quốc?
Các dự án của TQ là một bẫy nợ khí tránh. Có rất nhiều nước rút ra những kinh nghiệm xương máu. Sau những dự án đường xá của TQ đã thực thì, Ba lan đã rút ra kinh nghiệm “CHỐNG NHÀ THẦU TRUNG QUỐC” (xem bài Việt của tôi hồi đầu tháng 4/2019). Vì sao?
4.4.1. Khi tham gia đấu thầu, các nhà thầu TQ thường bỏ thầu giá rất thấp, sau đó từng bước đòi nâng giá lên, nếu không được chấp nhận sẽ ngừng thì công, kéo dài tiến độ .., để gây sức ép lên chủ đầu tư. Cho nên “dự án TQ” thường đội vốn gấp nhiều lần dự toán ban đầu, và gấp 3-5 lần giá bỏ thầu của nhà thầu TQ.
4.4.2. Trừ những cán bộ kỹ thuật và viên chức kinh tế, nhà thầu TQ đưa lực lượng lao động là những tù nhân hình sự , là bọn đầu trộm đuôi cướp, giết ngươi cướp của đến làm việc. Như thế chính phủ TQ đỡ tốn cơm nuôi, lại tránh được nạn xáo trộn xã hội. Nhưng, với nước sở tại thì đầy rẫy rủi ro do bọn lưu manh này gây ra.
4.4.3. Nhà thầu TQ thường đưa những thiết bị và vật tư không có chất lượng cao, đảm bảo chất lương công trình vào thì công, cho nên nhiều đoạn đường chưa xây xong đã hỏng, bóng tróc, thiết bị vận hành, quan trắc đã trục trặc.
Tôi cho rằng chính phủ và Quốc hội Việt Nam cần qua Ba lan để học hỏi, biết rõ thêm về nhà thầu TQ trước khi quyết định có nên phê chuẩn việc có giao thầu dự án cao tốc Bắc – Nam cho nhà thầu Trung quốc hay không.
4.4.4.. Điểm vài “dự án TQ” ở Việt Nam. Ta lấy dự án đường sắt Cát linh – Hà đông dài 13,3 km làm ví du: Dự án dự kiến bắt đầu thì công năm 2008 và đi vào vận hành năm 2012. Thế nhưng dùng dằng đến 2012 mới bắt đầu thì công. Cho đến nay đã 8 năm ròng mà ngày hoàn công vẫn chưa rõ năm nào. Trong khi đó đến thời điểm này, vốn đã đội gấp 5 lần từ 5,8 tỷ $ lên tới gần 30 tỷ $ (từ 13 ngàn tỷ VND lên tới khoảng 60 ngàn tỷ). Làm phép tính số học: 13,3 km/8 năm, ta thấy ngay: mỗi năm nhà thầu TQ làm được khoảng 1,5 km. Với tốc độ thì công như thế 654 km đường Bắc – Nam sẽ phải làm trong 400 năm !!!?. Với cách đội vốn như thế thì cao tốc Bắc – Nam sẽ phải tiêu tốn 60 tỷ $ x 5 = 300 tỷ $.
Còn rất nhiều “dự án TQ” nữa như Đà Nẵng – Quảng Ngãi v. v. Không kể ra hết được.
5- Về phương diện an ninh và quốc phòng cũng không nên để TQ tham gia dự án. Rút kinh nghiêm đoạn đường Hữu nghị dọc biên giới Việt – Trung do TQ làm, đến khi xảy ra chiến tranh năm 1979, quân TQ cùng hàng đoàn xe tăng hùng hổ tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam như đi vào chỗ không người, vì chúng đã biết rõ từng khúc ngoặt, từng cái cống, từng con cầu trên đoạn đường đó.
Tóm lại, nếu sau 44 năm kết thúc chiến tranh mà Việt Nam không làm nổi con đường huyết mạch Bắc – Nam là sai sót rất lớn của Đảng và Chính phủ. Lãnh đạo thể nào, đào tạo thế nào mà công nghệ làm đường cổ xưa như Trái đất cũng không nắm bắt được. Còn việc ngồi chờ Trung quốc đến làm để ăn “lại quả” lớn là có tội với dân, với đất nước.
Tôi mạn phép đứng ra kêu gọi mọi người hãy chung tay, đoàn kết PHẢN ĐỐI GIAO DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC – NAM CHO TRUNG QUỐC.
HN, May 5th, 2019