Ngài phó thủ tướng thích đùa

- Quảng Cáo -

Trúc Giang (VNTB)|

“Tầm phó thủ tướng mà không biết hệ quả của giá điện tăng như thế nào mà phải ‘yêu cầu đánh giá tác động của giá điện tăng’. Theo tôi, cả đám chính phủ phụ trách kinh tế công nghệ, bắt đầu từ Nguyễn Xuân Phúc, phải đi xuống, trả ghế thủ tướng lại cho người khác”. Ông Ngô Quốc Dũng, một học giả người Việt sống tại Marseille – Pháp, nhận xét.

“Phó Thủ tướng yêu cầu đánh giá tác động của giá điện tăng” là tựa của một bài viết đăng trên báo điện tử Vietnamnet hôm 01-05-2019 [http://bit.ly/2vy570K]. Theo tường thuật của bài báo, thì phó thủ tướng Vương Đình Huệ trên cương vị Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, đã yêu cầu: “Đối với mặt hàng điện, Bộ Công thương phối hợp với Tổng cục Thống kê theo dõi, đánh giá tác động gián tiếp của việc điều chỉnh giá điện; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, công khai, minh bạch chi phí đầu vào, thanh tra, kiểm tra và công khai kết quả sản xuất kinh doanh điện theo quy định”.

Trên báo điện tử VnExpress cũng có bài tường thuật tương tự [http://bit.ly/2J8Mxuy].

- Quảng Cáo -

“Tác động của giá điện tăng là gì? Là chuyện mà lãnh đạo phải nhìn thấy trước. Tầm thủ tướng thì phải biết trước từ một tới ba năm. Tầm chính sách quốc gia thì phải biết trước từ 20 năm”. Ông Ngô Quốc Dũng, người tốt nghiệp đại học chuyên ngành toán – lý tại Pháp, nhận xét.

Ở đây xem ra nhiều khả năng có nguyên nhân khó nói nào đó, chứ không hẳn là ông Vương Đình Huệ dốt tính toán, vì bản thân ông Huệ cũng là dân khoa toán như ông Dũng. Ông Huệ còn là giảng viên khoa Kế toán của trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội, và từng là Tổng Kiểm toán Nhà nước. Ông Huệ hiểu rất rõ về “Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”, vốn đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.

Như vậy thì vì sao ông Huệ lại có thể ngờ nghệch đưa ra yêu cầu “đánh giá tác động của giá điện tăng” ở vào giai đoạn mà chính phủ đã quyết định đồng ý tăng giá điện? Nghĩa là đặt trong sự đã rồi.

Với yêu cầu “đánh giá tác động của giá điện tăng”, cho thấy ông Vương Đình Huệ rất có thể thấu hiểu cặn kẽ nội tình của các phe nhóm trong bộ máy chính phủ và cả bên Đảng. Bởi khi Bộ Công thương muốn tiêu thụ các loại “điện mặt trời – photovoltaique” như hổm rày, thì họ ‘lốp – by’, tung tiền nhét vào miệng các ‘chuyên gia’ để họ ‘dẫn dắt dư luận’ [bài “Giảm vài triệu đồng tiền điện mỗi tháng nhờ lắp điện mặt trời” trên tờ VnExpress là đơn cử – http://bit.ly/2URK3wf]. Điện gió thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng vậy…

Người viết nghĩ rằng nguyên do chính ở đây là sự độc quyền chính trị dễ dẫn tới sự cám dỗ ‘ma đưa lối, quỷ đưa đường’ của độc đoán, lũng đoạn mang tính phe nhóm.

Đơn cử, Bộ trưởng Bộ Công thương thời nào cũng vậy, đều là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng. Chuyện quy hoạch phát triển điện với các lợi ích nhóm như nhiệt điện than do Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam theo phương thức BOT, nếu không được sự đồng tình của Bộ Chính trị, chắc chắn sẽ khó thể triển khai.

Tuy nhiên trong quá trình thực thi các quyết sách đó, mặc dù ‘ăn đồng chia đủ’, song nếu bộc lộ những yếu kém do hạn hẹp tầm nhìn, thì việc quy lỗi cho tới nay gần như không thấy bóng dáng của vị đứng đầu Bộ Chính trị. Đây chính là điều mà dẫu ông Vương Đình Huệ có tài năng đến đâu trong ngành kiểm toán, ông cũng không thể giải nỗi ẩn số mang tên nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Bộ Chính trị đã hoạch định nhưng không hề rõ hình hài.

Lẽ ấy, nên xem ra ông Vương Đình Huệ đành chọn nước cờ “Phó Thủ tướng yêu cầu đánh giá tác động của giá điện tăng”, qua đó mở ra những cơ hội cho báo chí cũng như phe nhóm ‘đối nghịch’ nào đó (nếu có!), có thể đường hoàng lập những kênh điều tra độc lập quanh chuyện giá điện tăng có thực sự chỉ nhỉnh hơn 8% như tuyên bố của EVN.

Hoặc cũng rất có thể “yêu cầu đánh giá tác động của giá điện tăng” chỉ là một trò vui của ngài phó thủ tướng thích đùa. Bởi ở Việt Nam trong mọi trường hợp, người dân đều nghe quen câu cửa miệng “đã có Đảng và Nhà nước lo” (!?).

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here