Bất hợp lý không phải ở giá điện, mà ở cách chính phủ vặt lông 95 triệu dân

- Quảng Cáo -

Duy Trần|

EVN có phá sản hay đẻ ra các EV1, EV2, EV3, EVn thì giá điện vẫn tăng vì đó là xu thế tất yếu . đơn giản là tông nhu cầu tiêu thu lớn hơn nguồn cung thì EVN hay XXX gì đó phải kêu gọi vón đầu tư mà muốn investor đầu tư thì giá điện phải tăng. Hiện tại EVN mua điện mặt trời, năng lượng gió đã cao hơn giá bán cơ sở. Mặc dù mới chỉ là chi phí đầu vào, tất cả đều đã ĐẮT HƠN so với mức giá điện BÁN LẺ đề xuất của EVN nói trên. Nếu tính thêm chi phí hoạt động, chi phí lãi vay, chi phí tỷ giá, v.v thì giá điện BÁN LẺ hiện nay là quá thấp so với tổng chi phí sản xuất điện.

…Để biết là giá điện sau này có giảm hay ngừng tăng không, các bạn đừng có mơ mộng ảo tưởng về cạnh tranh mà hiểu đơn giản thế này, khi có phát điện cạnh tranh thì sẽ có nhiều người tham gia vào khâu sản xuất, truyền tải và bán điện, làm nhiều thì phải thu nhiều chi phí hơn chứ. Với cả lúc đó mua điện 5.000 đồng/ký điện từ nhà máy thì sẽ phải bán cho các bạn 7.000 đồng/ký điện hoặc hơn mới có lời chứ, bán như bây giờ đâu có lời được, sau này EVN đâu còn độc quyền quyết định giá mua điện nữa, mà là rất nhiều chủ thể tham gia vào mua và bán buôn cũng như lẻ điện, nhà nước chỉ nắm khâu điều phối và duy trì luật chơi chung (mà điều phối cũng phải thu thu phí chứ ai làm không, lúc này người tiêu dùng được phục vụ tốt hơn, pro hơn, công bằng hơn thì giá bán điện phải được nâng lên tương ứng chứ, đùa chứ thuật ngữ cạnh tranh đang được nói đến ở đây có nghĩa là quyền lợi của NDT sẽ được đảm bảo hơn nhất là những ngành độc quyền tự nhiên như điện.

Thứ hai, để hiểu thế giới người ta phân tích thực trạng ngành điện Việt Nam và không tin các báo cáo tại Việt Nam thì mình đi đọc chính thư của Worldbank luôn – Vietnam – Maximizing Finance for Development in the Energy Sector (Vietnamese)

- Quảng Cáo -

http://documents.worldbank.org/…/Vietnam-Maximizing-Finance…

Báo cáo này của World Bank thì quá công phu và quá pro, không thể chê vào đâu được, hình như có người trình độ cao tóm lại vài ý, mình copy lại như sau:

  1. Tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện từ năm 2000 đến nay trung bình hơn 13%/năm và dự kiến sẽ tiếp tục tăng với tốc độ 8%/năm cho đến 2030. Ước tính công suất nguồn điện cần tăng từ 42 GW hiện nay lên 60 GW năm 2020 và 100 GW vào năm 2030. Để đáp ứng được nhu cầu nói trên, mỗi năm ngành điện cần từ 8 đến 12 tỷ USD để đầu tư thêm công suất cũng như hạ tầng lưới điện (tương đương 2 – 3% GDP).
  2. Mô hình huy động vốn truyền thống của Việt Nam cho hạ tầng năng lượng chủ yếu dựa vào đầu tư công của các doanh nghiệp Nhà nước (EVN) được Chính phủ bảo lãnh. Tuy nhiên, đây không phải là một mô hình bền vững, đặc biệt trong bối cảnh nợ công của Việt Nam đang tiệm cận mức trần 65% GDP theo luật định. Trong vài năm tới, dư địa tài khóa cho vay trực tiếp Chính phủ hoặc vay có bảo lãnh Chính phủ được tính vào giới hạn nợ công sẽ rất hạn chế. Việt Nam cần thiết phải bắt đầu huy động các nguồn vốn khác từ khu vực tư nhân cho ngành điện.
  3. Theo quy hoạch điện 7 điều chỉnh (PDP7), công suất lắp đặt mới cho đến 2030 sẽ phụ thuộc vào 3 nguồn chính: than, khí và năng lượng tái tạo. Và cả 3 nguồn này đều không hề rẻ, đặc biệt là than và khí là 2 nguồn sẽ phải nhập khẩu khi dự trữ của Việt Nam đang bắt đầu cạn kiệt dần.
  4. Để huy động được nguồn vốn từ khu vực tư nhân, thì phải đảm bảo nguồn vốn đó có thể sinh lời. Hiện nay, EVN đang mua điện mặt trời với giá $9.35c/kWh, điện gió là $8.5 – 9.8c/kWh. Đối với nhiệt điện sản xuất từ than và khí nhập khẩu, chi phí sản xuất điện quy dẫn (LCOE) dự kiến vào khoảng trên dưới $9c/kWh. Mặc dù mới chỉ là chi phí đầu vào, tất cả đều đã ĐẮT HƠN so với mức giá điện BÁN LẺ đề xuất của EVN nói trên. Nếu tính thêm chi phí hoạt động, chi phí lãi vay, chi phí tỷ giá, v.v thì giá điện BÁN LẺ hiện nay là quá thấp so với tổng chi phí sản xuất điện.
  5. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (World Bank – xem link), giá điện của EVN mới đạt mức bình quân $7.6c/kWh vào tháng 11 năm 2017 so với tổng chi phí cung cấp dịch vụ ước tính khoảng $12c/kWh năm 2017. Để bắt kịp đầu tư theo quy hoạch, theo ước tính giá điện cần phải tiếp tục tăng lên $14c/kWh vào đầu những năm 2020.

Túm cái váy lại, giá điện $8c/kWh hiện vẫn đang thấp hơn mức khuyến nghị $14c/kWh của WB đến 40%.

Thứ ba, về học thuật để hiểu về cấu trúc ngành điện thì đọc cái này, là chính thư của Worldbank: Power Market Structure: Revisiting Policy Options. Vâng, dĩ nhiên là các bạn trẻ chỉ cần đọc và hiểu thôi, để biết đất nước ta đang theo cấu trúc nào? các bạn không được chọn cấu trúc ngành điện nhé. https://openknowledge.worldbank.org/handle/10986/13115

Thứ tư, để hiểu chút xíu tại sao mà cần nhiều điện thế thì các bạn trẻ tìm đọc bài trước của mình (source: Dat Nguyen)

Bất hợp lý ngành điện nó không nằm ở giá điện hay thằng EVN thua lỗ hay đầu tư trái ngành. Nó nằm ở cấu trúc quản lý vĩ mô của chính phủ. Thu hút FDI bằng mọi giá, kéo các ngành tiêu thụ năng lượng thâm dụng điện & ô nhiễm môi sinh như FOMOSA, các tập đoàn thép của TQ, HQ để rồi đẫy CẦU tiêu thu hàng năm tăng trưởng trên 2 con số. Và lại bán giá rẻ mạt cho nhóm tập đoàn này. Đây cũng là hình thức trợ giá của 95 triệu dân cho các nhóm FDI này. Trợ giá gián tiếp cho nhóm này.

Cũng như giá xăng dầu chính phủ thu phí môi trường+ thuế tiêu thụ hơn 10.000 đồng/lít bản chất là cover lại thuế XNK giảm gần 0% với các hiệp định ký hàng loạt FTA, AFTA, CTTPP VN là nền kinh tế mở nhất thế giới. Không dưng Samsung, LG,…đầu tư vào VN để hưởng lợi với các FTA VN ký rất nhiều. Thuế XNK thụt thu mà không muốn thất thu ngân sách thì lấy 95 triệu dân ra vặt lông. Thu thuế môi trường, thuế xăng dầu là cách thu trực thu nhanh nhất để trám cho cho sắc thuế xnk giảm mạnh.

Bội chi ngân sách hàng năm (các bạn chống cộng cũng đừng hy vọng cs sụp đổ nhé, bát cơm chung csvn đều không để đổ đâu, đều khống chế mức bội chi 3% (mức lành mạnh, search google và GSO nhé) dù VN ký rất nhiều FTA đó là chính phủ tận thu mạnh & triệt để các sắc thuế TNCN, môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt./.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here