Lịch sử là một môn học có ý nghĩa gì? Nó là một môn ghi chép lại những biến động của đất nước trong nhiều trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm. Để chi? Để một dân tộc nhìn vào đó mà rút ra bài học nên làm gì cho tương lai dân tộc mình.
Có người nói, chuyện quá khứ khác, hiện tại khác, và tương lai khác. Nghĩ thế là sai lầm, có những quy luật của lịch sử mà đã ngàn năm rồi nó không hề thay đổi. Lịch sử Nam Tiến của dân tộc là một quy luật ngàn năm. Liệu quy luật đó có chấm đứt không? Và vì sao nó chấm dứt?
Người Việt cổ đại định cư tại bờ nam sông Dương Tử tận bên Trung Quốc. Nơi đó, phía Bắc sông Dương Tử là nhà Hán ngự trị 400 năm, phía nam là tập hợp những bộ tộc người thiểu số chưa bị Hán Hoá. Tư Mã Thiên gọi tập hợp những bộ tộc người đó là Bách Việt. Như vậy, Bách Việt là một nhóm nhiều tộc thiểu số theo quan điểm của người Hán, trong đó có Âu Việt và Lạc Việt nguồn gốc các dân tộc của Việt Nam ngày nay. Sau thời gian hàng nhiều trăm năm, văn hoá Hán vượt sông Dương Tử tiến về phía nam. Những tộc người trong nhóm Bách Việt hầu hết là bị Hán Hoá, riêng Lạc Việt lại nam tiến để bảo vệ văn hoá mình mà không chịu nhập bọn với Hán.
Năm 938, đất nước độc lập, và Việt Nam có nhà nước của riêng. Từ đó, cực bắc đất nước không còn lùi về phía nam nữa mà chốt một chỗ. Lúc đó, cực bắt đất nước Hà Giang và qua hàng ngàn năm Hà Giang vẫn tồn tại từ thời đó đến giờ. Trong hàng ngàn năm độc lập, Việt Nam lúc thì bị Trung Hoa đánh chiếm, lúc thì đuổi Trung Hoa về phương Bắc, có lúc họ lấn xuống, nhưng cực bắc đất nước vẫn là nơi đó – vẫn là Hà Giang.
Khi Việt Nam độc lập thì dân tộc Việt Nam nam tiến mạnh mẽ. Cực Bắc đất nước được chốt một chỗ, cực nam cứ tiến về phía Nam. Suốt chiều dài lịch sử, ở cực Nam, Việt Nam – Chăm Pa cứ đánh nhau liên tục, đường biên giới giữa 2 nước cố định chính là đèo Ngang. Thời Nhà Lý, Lý Thường Kiệt không những đem quân sang Tàu đánh, mà ông còn có công giúp biên giới Đại Việt (tức Việt Nam ngày nay) vượt qua đèo Ngang. Khi biên giới đã vượt con đèo hiểm trở này, lịch sử Việt Nam sau đó liên tục Nam tiến trong các triều đại sau đó. Cho đến thời nhà Nguyễn, ranh giới Việt Nam đến mũi cà Mau.
Từ sau năm 1975, dân Việt Nam không thể Nam tiến được nữa, vì phía nam mũi Cà Mau là biển. Khi trong nước loạn lạc, CS truy áp bức, dân đã phải bỏ chạy khỏi quê hương để sang bên kia đại dương sinh sống.
Việt Nam vượt đèo Ngang Nam tiến, Champa sau đó mất nước và cuối cùng, người Champa gần như bị diệt chủng. Nhìn lại lịch sử Trung Quốc, ta cũng thấy dân tộc này cũng nam tiến tựa Việt Nam. Trong quá khứ, họ đã vượt qua sông Dương Tử và đuổi dân Việt xuống phía Nam. Nhờ trong 1000 năm có nhà nước, ông cha ta đã chặn hướng Nam tiến của người Trung Hoa. Rõ ràng chúng ta thấy, giờ đây Việt Nam không còn đường nam tiến nữa trong khi Trung Quốc đang tìm cách Nam tiến để nuốt gọn Việt Nam. Và hôm nay, CSVN thuần phục Tàu thì chắc chắn chính quyền Trung Cộng không bỏ lỡ cơ hội để đưa người Hán nam tiến vào Việt Nam. Và ai cũng thấy, điều đấy đang diễn ra. Khi Trung Quốc nam tiến thành công, Việt Nam sẽ mất nước, và sau mất nước, dân tộc Việt Nam sẽ bị diệt chủng như từng xảy ra với Champa mà thôi.
Không hiểu sao, sách lịch sử của Việt Cộng không nói rõ về lịch sử Nam tiến của Trung Hoa và Việt Nam, mà họ chỉ xoáy vào những cuộc chiến tranh. Họ chỉ dạy sự kiện, họ không dạy lịch sử bằng cách hệ thống lại một giai đoạn lịch sử dài để thế hệ sau biết ta phải làm gì. Hay họ muốn tẩy xoá hết những bài học xương máu của của tiền nhân để cho dân tộc này mất phương hướng mà phó thác sinh mệnh dân tộc vào tay họ? Cái đáng sợ nhất là CS đã tẩy xoá lịch sử trong kí ức dân tộc. Còn CS, dân tộc Việt Nam như một gã mất trí. Nguy!