Các kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2019 được đưa ra và kèm theo đó là quả bánh vẽ đến tận 2050 với thu nhập bình quân hàng chục ngàn USD. Đọc mà choáng. Nhưng để đạt được nhưng con số đó và tiến đều đặn đến hàng chục năm nữa thì không phải dễ đâu. Ta phải xét thực trạng và dư địa tăng trưởng kinh tế chứ không chỉ chém gió là có được hàng chục ngàn USD cho mỗi người.
Đầu tiên ta phải xét đến nguồn lực và dư địa để tăng trưởng.
1) Nguồn lực.
+) Nhân lực: Trình độ, độ tuổi, kỷ luật là ba yếu tố chính quyết định độ mạnh của nguồn nhân lực của mỗi quốc gia. Chúng ta thấy rằng Việt Nam đang sở hữu một nguồn dân số vàng. Tuy nhiên nguồn lực này bị lãng phí rất lớn do nhu cầu việc làm và chất lượng về trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu chung của xu thế. Chúng ta thấy nạn sinh viên sau đại học thất nghiệp rất nhiều, chạy xe ôm, làm trái ngành, làm thấp hơn bằng cấp tràn lan. Nguyên do cũng có phần lớn là do nạn chạy việc ở Việt Nam và nạn con ông cháu cha chiếm chỗ nhá tài. Ngoài làm trong nước thì chính phủ đang đẩy mạnh xuất khẩu culi ra nước ngoài. Đang có chủ trương mở rộng phạm vi đến cử nhân đại học và nâng cao trình độ culi để cho đi hết nhằm kiếm ngoại tệ về.
+) Tài nguyên thiên nhiên: Cái này thì khỏi phải nói rồi. Giao cho cộng sản cả sa mạc thì họ cũng đi nhập cát về thôi. Tình trạng bán tống bán tháo, bán lậu tài nguyên thô bao nhiêu năm nay đã làm khánh kiệt nguồn tài nguyên quốc gia. Đào lên để bán cũng lỗ thì phải biết họ ăn đến mức nào. Nói như than chẳng hạn. Bán đi giá một, nhập về giá ba. Hay dầu thô giảm cả về lượng vẫn giá trị đến gần 40% năm 2018. Các mỏ cũ cạn rồi, các mỏ mới thì thăm dò, khai thác đang gặp khó khăn.
+) Tư bản: Tư bản trong nguồn lực kinh tế là lượng thiết bị, máy móc cho mỗi người lao động để tạo ra sản phẩm. Tỷ lệ này ở Việt Nam chưa ăn thua gì và còn mang tính chất lạc hậu. Chúng ta chưa thể tạo ra được máy móc phục vụ sản xuất, chưa công nghiệp hóa, hiện đại hóa được sản xuất dẫn đến năng xuất, chất lượng thấp, tiêu tốn sức người, nhân lực nhiều. Máy móc nhập khẩu thì lạc hậu, phế thải. Chúng ta chưa đầu tư nhiều về mặt này.
+) Công nghệ: Nói về công nghệ thì Việt Nam chỉ là đội ăn sẵn, ăn sau, ăn phế thải mà thôi. Việt Nam có đóng góp rất ít cho các cuộc cách mạng công nghệ cũng như không có dấu ấn công nghệ nào trên thế giới cả. Việc đầu tư cho công nghệ như nghiên cứu, sáng tạo, phát triển là chưa có nhiều. Ngay cả việc chuyển giao công nghệ từ khối FDI còn chưa làm nổi thì đừng nói rằng đủ năng lực tiếp nhận, tích hợp, vận hành và quản lý.
Trên đây chúng ta thấy rằng nguồn lực cho tăng trưởng là không mấy tươi sáng. Việt Nam chỉ còn bài cải cách thể chế để thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, hội nhập thế thôi. Thất thu ngân sách thì tăng thu nội địa để đập vào.
2) Ta đến phần dư địa để tăng trưởng:
Gồm ba mảng chính là dư địa về cơ chế chính sách, giải ngân vốn đầu tư và tiềm năng phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Nghĩa là thời gian qua cơ chế chính sách vẫn còn nhiều trói buộc, nhiều thứ còn nằm trên giấy, chưa đi vào thực tiễn, khu vực kinh tế tư nhân còn chưa được chú trọng phát triển và gặp nhiều rào cản chưa được tháo gỡ. Nếu giải quyết được ba vấn đề trên thì sẽ tạo thêm tăng trưởng rất lớn. Tuy nhiên đây đâu phải việc dễ dàng gì. Gỡ cái này lại dính nhằng cái kia. Gỡ hết ra thì còn kiếm chác gì nữa. Ngay cả việc giải ngân đầu tư cũng chỉ đạt quá nửa dự toán cả năm. Chắc là còn dùng vốn để xoay sở nợ nần hay gì gì đấy không rõ lắm. Mà Việt Nam thì đang nợ be bét. Áp lực trả nợ, lãi, đáo hạn cao thế thì đỡ làm sao được mà đòi giải ngân. Như vụ lùm xung ở đường sắt mà bên Nhật Bản đòi mãi 100 triệu USD mà cứ cò quay đấy nhỉ.
Giờ đi vào phản biện mục chính của bài báo gồm các kịch bản tăng trưởng. Hiện này GDP đầu người của Việt Nam năm 2018 là gần 2.600 USD. Mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong 3 năm qua 2016 – 2018 là 5,5%, cao hơn hẳn Thái Lan (3,2%), Hàn Quốc (2,4%). Cái hay của bệnh thành tích của Việt Nam là thích số % cao. Ngay cả GDP cũng vậy. Quy mô nền kinh tế của người ta hàng gần 2.000 tỷ USD, của Việt Nam có 240 tỷ USD. Thế 3% của gần 2.000 với 7% của 240 thì cái nào hơn? Hay 5% của 2.000 với 2,4% của 26.000 thì cái nào hơn? So sánh rất là thành tích.
Ba kịch bản tăng trưởng hơi dài nên phiền mọi người đọc ở dưới link báo.
+)Thứ nhất là nếu duy trì mức tăng trưởng khoảng 7% thì Việt Nam sẽ đạt được mức GDP tính theo đầu người (theo sức mua tương đương) năm 2018 của Thái Lan và Trung Quốc (16.000 USD) vào năm 2034 và của Hàn Quốc (36.000 USD) năm 2048. Nghĩa là mất 15 năm nữa mới đuổi được Thái Lan, 30 năm nữa mới đuổi được Hàn Quốc “bây giờ “. Mà người ta có ngồi im cho đuổi đâu.
+) Tăng trưởng GDP lên 7,0-7,5% và GDP bình quân đầu người tăng trung bình 6,0%/năm. Theo kịch bản này, Việt Nam sẽ đạt được mức GDP tính theo đầu người (theo sức mua tương đương) năm 2018 của Thái Lan và Trung Quốc (16.000 USD) vào năm 2034 và của Hàn Quốc (36.000 USD) năm 2048. Để đạt được kịch bản này thì khó quá, tỷ lệ khả thi không đáng kể. Chỉ có một cách là nói phét thì may ra mới được nhưng phải giấu kỹ đuôi đi. Mà đây chỉ là đuổi thôi nhé chứ đừng có nghe bên Việt Nam dùng từ “thân kỳ”.
+) Tăng trưởng GDP đạt 7,5 – 8,5% và GDP bình quân đầu người tăng trung bình 7,0%/năm. Theo kịch bản này, Việt Nam sẽ đạt được mức GDP tính theo đầu người (theo sức mua tương đương) năm 2018 của Thái Lan và Trung Quốc (16.000 USD) vào ngay đầu thập niên 2030 và của Hàn Quốc (36.000 USD) vào trước năm 2045. Theo đó, Việt Nam sẽ vượt Thái Lan về thu nhập GDP bình quân đầu người vào trước năm 2045. Kịch bản này chỉ là kịch bản, không diễn được đâu vì bốc phét quá.
Nói tóm lại là nói phét. Nợ nần đầm đìa, phụ thuộc FDI, thích tiền tươi, thích tham nhũng, thích nhũng nhiễu, thích nói phét, thích ăn sẵn, thích tăng thuế, thâm hụt ngân sách triền miên …thì sắp hóa rồng hóa hổ rồi. Với những nguồn lực, dư địa như trên thì liệu có đạt được mục tiêu không mà nói phét thế? Mà mất đến tận 20-30 năm nữa mới đuổi được người ta bây giờ. Lúc đó họ đi đến đâu? Mà đâu có phải là đường phẳng dễ đi đâu mà tiến ngon lành thế. Dân Việt Nam ăn bánh vẽ gần trăm năm nay ngán đến cổ rồi. Ối giời ơi là ối giời ơi. Mỏi tay quá./.