Vụ tướng Trung Quốc đe dọa đánh chìm hai tàu sân bay của Mỹ gây chết chóc khoảng 10.000 người đến này vẫn đang nóng. Thực sự có cho thêm kẹo thì Trung Quốc cũng không dám làm. Đây chỉ là đòn lên gân để chiếm ưu thế trong đàm phán ngoại giao mà thôi.
Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung và Biển Đông vẫn đang ở mức căng thẳng. Cuộc gặp đàm phán giữa Mỹ- Trung vừa rồi cũng chưa công bố kết quả nhưng theo các chuyên gia thì chưa có gì khả quan và tích cực mặc dù bên Trung Quốc đã có một số thái độ xuống thang về nhập khẩu và đầu tư khác. Kinh tế Trung Quốc đang lao dốc, họ đã phải bơm hai lần tiền với hàng trăm tỷ USD vào nền kinh tế. Dự báo rằng cuộc chiến này sẽ còn kéo dài và gây ra khủng hoảng toàn diện giữa Trung Quốc -Mỹ và đồng minh. Để giải quyết được vấn đề căng thẳng toàn diện này không hề dễ, nhất là Trung Quốc đã xuống thang mà Mỹ vẫn không tha thì chỉ còn cách Trung Quốc chơi tới bến mà thôi. Nhưng có đủ lực, có đủ liều để chơi với Mỹ và các đồng minh hay không? Nên nhớ rằng các đồng minh của Mỹ không hề đơn giản một chút nào và đạn đã lên nòng hết cả.
Trung Quốc đã có động thái triển khai hệ thống tên lửa diệt hạm DF-26. Họ cho rằng họ có đủ hỏa lực để đánh sập hai chiến hạm của Mỹ nhưng trên thực tế thì khó. Bởi vì năm 2005
,hải quân Mỹ quyết định đánh chìm tàu sân bay USS America để đánh giá thiệt hại của các đợt tấn công nhằm vào tàu sân bay, phục vụ cho mục đích phát triển các hàng không mẫu hạm có khả năng sống sót cao trong chiến đấu. Để đánh chìm con tàu, hải quân Mỹ đã tháo dỡ tất cả các hệ thống vũ khí trên tàu trước khi kéo nó tới khu vực ngoài khơi bờ biển Virginia. Trong nhiều ngày liên tiếp, Mỹ đã dùng tới mọi loại vũ khí từ tên lửa hành trình, ngư lôi cho tới bom để tấn công nhưng con tàu vẫn trụ vững sau 4 tuần. Cuối cùng, hải quân Mỹ đã phải cho nổ tung các khối chất nổ đặt ở các vị trí hiểm yếu để khuất phục hàng không mẫu hạm bị loại biên năm 1996.
Tháng 3/2015, trong một cuộc tập trận ở eo biển Hormuz, Iran đã dựng một tàu sân bay giả mô phỏng hàng không mẫu hạm của Mỹ và tấn công nó bằng tên lửa chống hạm hạm, ngư lôi và cuộc đột kích của lực lượng biệt kích. Mặc dù khá nhỏ và có phần mỏng manh so với một tàu sân bay Mỹ thực sự, nhưng con tàu giả này vẫn trụ vững sau liên tiếp những đòn tấn công ác liệt.
Vấn đề là Mỹ không chỉ có mỗi hai chiến hạm đó và họ không hề đơn độc cũng như không hề bị động. Họ có rất nhiều chiến hạm, có đồng minh, rất chủ động và hơn hết là họ không đứng im để cho Trung Quốc đánh chìm tàu của họ. Mỹ cũng đã cảnh báo rất mạnh dạn rằng nếu Trung Quốc manh động thì họ tắm Trung Quốc trong mưa hạt bom hạt nhân. Tuy nhiên khả năng xảy ra rất thấp nhưng với Trump thì là một tổng thống khó lường, dám chơi thì không nói trước được gì. Nên nhớ họ dám thả hai quả xuống Nhật Bản rồi đó.
Rõ ràng hai quốc gia lớn này chỉ hù nhau thôi chứ họ đều nhận thức được hậu quả khi chiến tranh xảy ra, nhất là thảm họa hạt nhân nếu thiếu kiềm chế. Và chính Trung Quốc cũng biết sức mạnh quân sự của Mỹ như thế nào và của mình ra làm sao. Chẳng có nước nào đứng về phía Trung Quốc để chọi lại Mỹ và đồng minh trong quân sự cả ngoài Triều Tiên. Chứ ông em Việt Nam thì ngồi xem thôi chứ đánh đấm gì. Đu dây mà.
Nhất là nếu Trung Quốc đánh chìm được hai tàu sân bay của Mỹ thì đây là sự sỉ nhục rất lớn với Mỹ. Vì vậy họ sẵn sàng mở rộng quy mô cuộc chiến và chơi tất tay để sắp xếp lại trật tự thế giới. Các đồng minh của Mỹ cũng vậy. Và đây cũng là cơ hội để các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc giải quyết tranh chấp. Vậy nên Trung Quốc chẳng dại gì mà chơi. Nhất là vụ này mà chơi thua thì mất luôn Đài Loan và có thể mất thêm một số khu tự trị.
Nếu có chiến tranh ở Biển Đông thì thằng em Việt Nam chết đầu nước. Kinh tế cứ gọi là ăn đủ. Doanh nghiệp chạy như vịt hết. Lúc này anh Phúc với đảng cộng sản lại có cớ đổ tại Mỹ.
Chắc không có chiến tranh ở Biển Đông đâu. Tiếc nhỉ. Nam mong rằng bên Trung Quốc làm tí đi cho nó sôi nổi chứ hù nhau thế này hoài mệt lắm. Nam thích chiến tranh Mỹ -Trung./.