Căng thẳng Mỹ-Trung ngày càng leo thang mạnh mẽ sau cuộc gặp G20. Tập Cận Bình đã vỡ đòn với Mỹ. Mặc dù bên Trung Quốc đã có nhiều hành động cụ thể để chuộc lỗi nhưng căng thẳng vẫn gia tăng khi các vụ bắt giữ công dân đã diễn ra. Việc này dấy lên lo ngại khủng hoảng quan hệ giữa Mỹ-Trung và gói thuế 267 tỷ USD sẽ được thực hiện theo kế hoạch khiến các nhà đầu tư đang tháo chạy khỏi Trung Quốc. Và Việt Nam là điểm đến số một mà họ nhắm tới với nhiều ưu đãi, lợi thế như thuế, thể chế hay nhân công giá rẻ. Tuy nhiên phải cẩn trọng.
Cái đáng cẩn trọng ở đây không phải là các doanh nghiệp phương Tây hay tư bản mà là các doanh nghiệp của Trung Quốc. Họ sẽ kéo sang Việt Nam để né thuế. Mà các doanh nghiệp Trung Quốc lại là tâm điểm chú ý, cảnh giác của thế giới . Nếu cho họ sang quá nhiều không chỉ đơn giản là ảnh hưởng đến an ninh quốc gia mà còn là mối nguy về kinh tế. Các doanh nghiệp này sang có thể mang theo công nhân Trung Quốc sang(việc này rất nguy hiểm), nguyên vật liệu đầu vào cũng đều nhập từ Trung Quốc. Đây là hai việc mà chính phủ anh Phúc cần chú ý. Nếu anh không bắt họ cam kết chỉ sử dụng lao động Việt Nam và đánh thuế tương đối với nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc mà để thuế rất thấp hoặc bằng 0% là anh chết. Vì vô tình anh chỉ là chỗ để rửa hàng mà không thu được gì ngoài chút thuế con con. Trong khi anh mất rất nhiều từ an ninh quốc gia, môi trường, rác thải công nghệ và quan trọng nhất sẽ ăn điều tra và bị áp thuế “vạ lây” của Mỹ và nhiều nước đồng minh của Mỹ.
Đừng có tham mà rửa hàng cho bọn nó. Nhưng tôi e rằng để giữ chế độ thì các anh không từ nan gì đâu. Bám vào thằng Trung Quốc mà phải chịu sai khiến . Nếu anh tiếp tay cho chúng nó tuồn hàng qua để né thuế hay không tạo được việc làm cho người Việt Nam cũng như miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất từ Trung Quốc là anh chết chắc đấy. Mỹ và các nước đồng minh không phải dễ qua mắt đâu. Tôi thấy các anh hồ hởi lắm, nhưng nên chọn lọc đi vì sắp thực thi CPTPP rồi, không thiếu gì dòng vốn tốt để chọn. Đừng vì chế độ mà đánh đổi./.