Một hiệp định tự hại mình

- Quảng Cáo -

Nguyen Ngoc Chu|

Nếu quả thật, giữa Việt Nam và Trung Quốc có một Hiệp định dẫn độ, rằng công dân Trung Quốc sang Việt Nam phạm tội thì Việt Nam không xét xử mà trao trả cho Trung Quốc xét xử, và ngược lại, thì đó là một hiệp định mang tính tự hại cho phía Việt Nam.

NGUYÊN TẮC BẤT BIẾN: PHẠM TỘI Ở NƯỚC NÀO XÉT XỬ THEO LUẬT PHÁP NƯỚC ĐÓ

1. Không phải bây giờ, mà từ ngàn xưa, phạm tội ở nước nào thì phải xử theo luật pháp nước đó. Lấy một thí dụ ở thế kỷ thứ 6 trước công nguyên.

- Quảng Cáo -

Thời Xuân Thu (771-476TCN) có người nước Tề sang nước Sở phạm tội. Nhân Tể tướng nước Tề là Án Anh (578-501 TCN) đi sứ nước Sở, vua Sở muốn làm nhục Án Anh nên mang tội phạm người Tề ra xử.

Sở vương hỏi: “Ngươi là người nước nào?” Tội phạm trả lời: “Người nước Tề’. “Phạm tội gì”? “Tội trộm ngựa”. Rồi Sở vương quay sang Án Anh: “Sao người nước Tề hay trộm cắp vậy?”

2. Không phải ở phương Đông mà khắp thế giới, phạm tội ở nước nào thì xét xử theo luật pháp nước đó.

Thử hỏi các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức… có nước nào không thực thi điều luật này?

TÁC HẠI CỦA HIỆP ĐỊNH

Nếu người Trung Quốc sang Việt Nam phạm tội mà Việt Nam không xét xử phải trao lại cho Trung Quốc xét xử thì vô cùng nguy hại cho Việt Nam.

  1. Một là, điều khoản này sẽ thúc đẩy người Trung Quốc tràn sang Việt Nam phạm tội. Vì khả năng kiểm soát của Việt Nam đã kém, lại còn có vỏ bọc ngoại quốc, nên bọn chúng dễ hành tẩu hơn.
  2. Hai là, tội phạm Trung Quốc sẽ tìm cách trốn sang Việt Nam, vì dễ lẩn tránh.
  3. Ba là, Chính quyền Trung Quốc xử nhẹ, thậm chí tha bổng cho tội phạm sau khi Việt Nam trao trả. Vì tội phạm xẩy ra ở Việt Nam, tác hại cho người Việt Nam và xã hội Việt Nam, chứ không không tác hại cho người Trung Quốc và xã hội Trung Quốc.
  4. Việt Nam phải tổn hao nhân lực, công sức, tiền bạc để chống tội phạm từ Trung Quốc.
  5. Luật pháp của Việt Nam không có hiệu lực với người Trung Quốc trên đất Việt Nam nên không làm cho tội phạm người Trung quốc khiếp sợ.
  6. Trung Quốc cố tình cho người sang phạm tội ở Việt Nam. Điều này là chắc chắn. Điều này là vô cùng nguy hiểm cho Việt Nam.

KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG “CÓ ĐI CÓ LẠI”

  1. Có người biện hộ rằng Trung Quốc cũng đã trao trả nhiều công dân Việt Nam sang phạm tội ở Trung Quốc cho việt Nam, là “có đi có lại”.
  2. Người Trung Quốc sang phạm tội ở Việt Nam cả ngàn lần nhiều hơn và bội phần nguy hiểm hơn người Việt Nam sang phạm tội ở Trung Quốc.
  3. Nguy hiểm hơn nữa là Trung Quốc chủ trương cho người sang phạm tội ở Việt Nam – trá hình dưới danh nghĩa tự phát.
  4. Nguyên tắc “ Có đi có lại” không thể áp dụng trong trường hợp này với Trung Quốc.

SUY RA

Nếu quả thật có một Hiệp định đặt người Trung Quốc ngoài vòng pháp luật Việt Nam trên đất Việt Nam thì đây là một tai họa cho an ninh Việt Nam.

Nếu quả thật có một Hiệp định như vậy thì phải xóa bỏ. Càng sớm càng tốt. Lịch sử sẽ không bao giờ tha thứ cho một sai lầm sơ đẳng nhưng rất nguy hại, đi ngược với thông luật quốc tế như thế.

P/S: Để khỏi hiểu nhầm, xin vắn tắt về khái niệm dẫn độ. Một cách nôm na, “Dẫn độ” là trường hợp tội phạm đã phạm tội ở nước khác chạy đến nước sở tại lẩn tránh bị nước sở tại bắt giữ và có quốc gia yêu cầu nước sở tại dẫn độ về cho quốc gia đó để xét xử tội phạm. Việc dẫn độ chỉ xẩy ra khi quốc gia sở tại bắt giữ tội phạm đồng ý cho dẫn độ – hoặc theo hiệp định dẫn độ đã ký kết giữa 2 quốc gia, hoặc không có hiệp ước dẫn độ nhưng vẫn đồng ý cho dẫn độ. Nếu không có hiệp định dẫn độ giữa 2 quốc gia, nước sở tại bắt giữ tội phạm có thể không đồng ý dẫn độ.

Điều này khác hẳn hoàn toàn với điều Việt Nam đang trao trả tội phạm cho Trumg Quốc./.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here