Nhậm chức từ 7/4/2016 đến nay đã là gần ba năm. Với những phát biểu có tần số âm thanh đạt đến ngưỡng “nổ” mất kiểm soát ở mọi miền đất nước với các từ khóa rất nóng như : đầu tàu, mũi nhọn, thủ phủ, kinh đô..được giới truyền thông nhà nước ca ngợi là khá táo bạo và năng nổ. Thực sự để một người dân bình thường mà cảm nhận được sự đổi thay, kết quả mà những tiếng “nổ ” của anh Phúc mang lại thì rất là khó về mặt tổng thể. Nhưng có một cách để cảm nhận rõ nhất sự đổi thay đó là qua cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Chúng được được gì, mất gì, phải chịu những gì thì đó là phản ánh chân thực nhất.
Đầu tàu, mũi nhọn, thủ phủ, kinh đô, chạy theo 4.0 hay mới đây nhất là quốc gia khởi nghiệp lấy sáng tạo con người làm trọng tâm và đem cả thế giới về Việt Nam. Xét về khách quan mà nói thì dựa trên các con số báo cáo từ tăng trưởng GDP, kim ngạch xuất nhập khẩu, chỉ số tiêu dùng CPI hoặc các chỉ số phát triển kinh tế khác thì đúng là có sự thay đổi. Và tôi cũng chứng kiến nhiều các mô hình sản xuất có thay đổi và tạo ra kết quả khá tốt. Nhưng ta phải đi vào điểm mấu chốt của vấn đề là tăng trưởng kinh tế mạnh như vậy, đổi mới như vậy thì nó ảnh hưởng tích cực đến đời sống nhân dân thế nào và nâng cao được đến đâu? Bài toán chính xác nhất để làm rõ vấn đề này là làm ra bao nhiêu và tiêu bao nhiêu.
Mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay khoảng 2500 USD / năm, tức là
Khoảng 58 triệu tính theo tỷ giá hiện tại. Nhưng ta phải chia ra hai trường hợp: Gồm nông thôn và thành thị.
+) Thành thị: Trung bình thu nhập khoảng 7 triệu/ người . Nếu tính gia đình 4 người mà với hai lao động đi làm thì thu nhập hàng tháng là 14 triệu. Cũng có nhiều gia đình thu nhập tháng vài chục, cả trăm cũng có tùy loại hình công việc nhưng chia chung ra để thấy được chúng ta phải chi tiêu như thế nào.
1) Điện 500k (dùng đủ các thiết bị).
2) Mạng internet :200k
3) Gạo 150k
4) Thức ăn 3000k
5) Xăng xe 500k (2 người)
6) Thẻ điện thoại 400k( 2 người).
7) Ăn sáng 300k
8. ) Gửi con hoặc cho con học 2 đứa 2000k-3000k tùy trường.
9) Sữa, bánh, đồ ăn vặt, hoa quả..1000k.
10) Đám, tiệc, hội họp 1500k.
11) Bệnh viện, thuốc men( bệnh viện ít khi đi) tính tháng này bù tháng kia 300k.
12) Sữa cho con cả sữa hộp và sữa tươi( tùy gia đình có cháu nhỏ hay không, ít hay nhiều) 500k
13) Linh tinh không tên như cafe, trà đá, kem..300k.
14) Nước sạch: 150k.
Vậy tổng là: 11.800k.( 11 triệu 800 ngàn).
Vậy là mỗi tháng chỉ dư ra 2200k cả hai người. Tôi gọi hẳn 3000k đi thì 1 năm hai vợ chồng để ra là 36 triệu. Còn rất nhiều mục tiêu như phòng ốm đau bệnh tật nghiêm trọng, mua sắm nhà cửa, xe cộ và cả dành dụm làm vốn liếng. À mà quên là chưa tính mấy người thuê nhà mà 4 người ở được cũng phải 2,5 triệu/ tháng, điện nước tính ở trên rồi. Thế là vừa hết 14 triệu. Haizz. Cũng cái bảng tính ấy ta áp về cho nông thôn và trừ đi hẳn 50% đi cho nó nhiều nghĩa là gia đình ở nông thôn tiêu khoảng 7 triệu/ tháng. Nhưng mức thu nhập ở nông thôn nếu không đi làm công nhân thì cũng chỉ dao động từ 5-7 triệu cả nhà mà thôi. Đa số bây giờ thì nếu tính ở các vùng nông thôn gọi là tạm ổn thì gia đình 4 người đi làm cũng được 10 triệu 2 người. Đấy là tính nhiều đấy nhé còn không thì ở nông thôn có cái tiêu chí là: có ít tiêu ít, có nhiều tiêu nhiều, không có thì nghỉ tiêu hoặc đi vay.
Đấy là Nam chưa tính mỗi gia đình 4 người bây giờ đang gánh khoản nợ là 120 triệu đồng tiền nợ công. Nhưng đây là con số nợ chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh. Còn nếu tính cả nợ doanh nghiệp các loại thì con số tổng nợ lên đến hơn 400 tỷ USD và gia đình 4 người gánh nợ khoảng 350-400 triệu tiền nợ công. Và chúng ta phải trả nó qua tiêu dùng, mua sắm hàng ngày đó.
Vậy là chúng ta thấy với cái mức thu nhập và chi tiêu như thế thì người dân Việt Nam tính trung bình ra cũng chẳng có dư giả gì, nhất là đội công nhân và nông dân. Còn mấy người giàu có thì xin đừng bàn là tao có thể chi trả cả trăm triệu một tháng cũng ok vì đây Nam tính bình quân theo mức sống chung. Nguyên nhân là do giá cả tiêu dùng, tăng thu, tăng thuế đủ các loại đè nặng lên thu nhập của người dân. Nhất là những người như công nhân, giới trẻ ở thành phố phải đi thuê nhà thì có cực lắm. Làm bao giờ mới mua được căn nhà cả tỷ bạc. Khó lắm.
Đấy chúng ta thấy rằng cái bẫy lao động giá rẻ mà chính phủ anh Phúc cứ giữ để thu hút đầu tư với thúc đẩy sản xuất nó đem lại hậu quả rõ rệt như vậy đấy. Tiêu dùng thì cứ tăng, tăng tiệm cận với một số nước thu nhập cao mà lương bằng có một phần của người ta.Vậy thử hỏi là bao nhiêu thành tích tăng trưởng, thành tựu kinh tế báo cáo kia nó có ý nghĩa gì không và nó chảy về đâu? Năm nào cũng thâm hụt ngân sách, cũng tăng thu, cũng tăng nợ. Thủ tướng và lãnh đạo thì đi vay mượn lung tung hết cả. Lại còn âm mưu móc 60 tỷ USD với 500 tấn vàng của dân. Thu bao nhiêu các loại tiền mà vẫn cứ không đủ. Đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng thì không đáp ứng được nhu cầu của người dân như bệnh viện, trường học, giao thông…toàn chất lượng kém, bất cập, nhũng nhiễu.. Đấy, vẫn cái câu hỏi quen thuộc đặt ra cho anh Phúc: Tiền đi đâu? Và thêm một câu hỏi nữa cho anh là liệu các đầu tàu, mũi nhọn, thủ phủ, kinh đô hay khởi nghiệp kia có thành công hay không và có cải thiện được đời sống nhân dân hay không? Và cũng đừng có lấy cuộc sống thời ăn bo bo đem ra so và nói rằng giờ có cơm với giò là sướng nhé. Chỉ có đầu đất mới so sánh kiểu vậy thôi nhé./.