Sự việc anh Trọng kiêm cả hai chức Tổng Bí thư và Chủ tịch nước là ta đã thấy nó đậm chất Tàu rồi. Sau khi nhậm chức xong thì anh ấy hối thúc anh Hùng và anh Lâm đẩy nhanh, đẩy mạnh cái luật an ninh mạng thì ta lại càng thấy nó rất là Tàu hơn nữa. Về nội dung, sự vô lý của cái luật này thì mọi người cũng đều rõ cả. Câu hỏi ta bàn đến hôm nay và đi sâu hơn một chút đó là: Việt sẽ như thế nào sau khi luật an ninh mạng chính thức có hiệu lực ngày 1/1/2019.
Trước đây khi bên Tàu thông qua luật an ninh mạng cũng gặp rất nhiều phản đối, chỉ trích cả trong nước lẫn quốc tế cũng như cảnh báo về thiệt hại kinh tế. Thế nhưng họ vẫn thông qua bình thường. Tôi thấy nhiều người cứ bảo „úi dào“ nó không dám làm đâu, không dám đuổi Facebook, Google hay twitter ra khỏi Việt Nam đâu vì thiệt hại nhiều lắm. Nhưng xin nhớ cho rằng là nó ép phải rời khỏi để nó giữ chế độ chứ thiệt hại kinh tế với dân khổ chẳng có ý nghĩa gì cả. Hàng bao nhiêu điều kiện vô lý vi phạm tự do, nhân quyền trong cái luật an ninh mạng ấy mà bảo các nhà mạng mở họ chịu thỏa thuận ư? Họ chưa ngu đến mức vì cái thị trường có mấy chục triệu người dùng mà phải trả giá đắt cả về uy tín lẫn tài chính. Mất thị trường Việt Nam thì họ mở rộng thị trường khác thôi. Và thế là mạng xã hội được kiểm duyệt gắt gao nhất có thể sẽ thay thế mạng xã hội mở kia. Và chắc chắn nó sẽ là của Tàu hoặc phiên bản như Tàu dưới những cái tên khác nhằm mục địch tiêu diệt bất đồng chính kiến, bưng bít dư luận và thu thuế kinh doanh online. Khi đã năm được hết thông tin người dùng thì việc kiểm duyệt thông tin, kiểm soát người dùng cũng như thu thuế là việc dễ như trở bàn tay. Vì vậy chúng ta thấy rằng là luật an ninh mạng chỉ có thể áp dụng cho mạng xã hội kiểm duyệt chứ không thể áp dụng cho mạng xã hội mở mà chúng ta đang dùng. Vậy sẽ thế nào khi luật đó đi vào thực tiễn????
+) Hiện tại em Lê Diệp Kiều Trang đang là giám đốc Facebook Việt Nam. Khi luật có hiệu lực thì bên chính quyền Việt Nam sẽ dùng em Trang này và hệ thống dư luận viên và bộ tác chiến không gian mạng sẽ báo cáo, đánh phá và đánh sập trên diện rộng các tài khoản bất đồng chính kiến, đăng tải sự thật về oan ức, tham nhũng, bí mật lịch sử hay chuyện nội bộ đảng cũng như bất công xã hội. Nếu Facebook không đồng ý với việc này thì tự ra khỏi cuộc chơi thôi. Nếu Facebook sa thải em Trang thì cũng phải ra khỏi cuộc chơi Việt Nam. Mà để em Trang lại thì rất dở cho việc kinh doanh, uy tín của Facebook. Và lượng người dùng sẽ giảm mạnh. Người ta sẽ tìm một mạng xã hội khác với các phần mềm vượt tường lửa thì Facebook cũng giảm doanh thu ở thị trường Việt Nam khá nhiều và cũng tự đào thải.
+) Khi các ứng dụng mạng xã hội mới được kiểm duyệt đi vào hoạt động:
Người dùng phải cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân từ a-z. Lúc này tất cả các ngôn ngữ nhạy cảm đều bị kiểm duyệt từ tra cứu cho đến giao tiếp. Chúng ta khó có thể tìm thấy những thông tin với những từ khóa nhạy cảm về chính trị. Thậm chí như từ khóa “Trọng Lú” cũng khó có thể tìm được. Hoặc chúng ta chat với nhau nói đến từ “Trọng Lú”, “Phúc Niễng”, “Minh Râu”…cũng có thể bị sờ gáy hoặc dính án hình sự. Bên Tàu có người Ngô Duy Nhĩ nói Tập Cận Bình là Tập Bánh Bao mà phải ngồi tù 2 năm đó. Các nội dung liên quan đến tham nhũng, biểu tình, cướp đất hay nội bộ cộng sản cũng sẽ chẳng còn cho chúng ta đọc nữa đâu.
Trên đây là mấy điều về an ninh mạng. Còn nhiều trò bên Tàu mà anh Trọng mang về như: Chấm hạnh kiểm người dân qua hệ thống Big Data, giám sát công dân qua camera, hệ thống tố cáo…Những hệ thống này cần khá nhiều tiền. Tuy nhiên không sao, chỉ cần làm đúng theo yêu cầu, được lòng Tàu thì Tàu sẵn sàng viện trợ ngay. Nước bé tí chưa bằng một tỉnh của Tàu thì với viện trợ là điều quá đơn giản.
Vâng, xin chúc mừng đàn cừu Việt Nam đến với kỷ nguyên mới. Đó là kỷ nguyên của những con cừu. À quên, cái này sau khi hội nhập CPTPP ổn ổn thì nó sẽ thực thi. Và làm dần dần chứ không làm đùng một phát luôn đâu nhé./.