Sự thực của cái gọi là chiêu dụ người tài nhân danh “lòng yêu nước”

Buổi lễ chủ yếu để phát danh thiếp, chụp hình
- Quảng Cáo -

RFA|

Có thể nói người tài mang dòng máu VN có ở trên TG rất nhiều và nằm ở nhiều quốc gia khác nhau. Việc sử dụng nguồn lực này đang thực sự là tham vọng của VN trong việc phát triển đất nước. Thế nhưng cho tới nay VN vẫn chưa thể nhận được sự phục vụ 100% như mong đợi. Chính phủ Hà Nội tiếp tục nhân danh ‘lòng yêu nước’ kêu gọi những người gốc Việt có tài trên thế giới về đóng góp cho tổ quốc. Suốt nhiều năm qua, từng có những vị ở nước ngoài cho biết, họ vì lòng yêu quê hương mà sẵn sàng về làm việc, đóng góp giúp Việt Nam phát triển. Thực tế ra sao?

Lại chuyện hình thức

Trong những ngày cuối tháng 8 vừa qua, tại Hà Nội diễn ra sự kiện được báo chí trong nước loan tin rộng rãi mang tên “Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018”. Tham gia sự kiện ngoài các nhà khoa học trong nước, có hơn 100 nhà khoa học, chuyên gia công nghệ là người Việt đang học tập và làm việc ở nước ngoài được mời.

Mục tiêu theo thông tin từ Chính phủ Việt Nam là nhằm huy động tối đa nguồn lực chất xám, đặc biệt là từ các chuyên gia người Việt được đào tạo và làm việc lâu năm tại nước ngoài, trở về giúp xây dựng và phát triển đất nước.

- Quảng Cáo -

Có thể hiểu là buổi lễ chủ yếu để phát danh thiếp, chụp hình với thủ tướng, tặng quà là cây viết thủ tướng… thế thôi. Nếu mà để lắng nghe hiến kế của những người tài, thậm chí những ý kiến trái chiều một tí để đóng góp thì nó rất hy hữu.

nhà báo Trương Duy Nhất

Từ Đà Nẵng, nhà báo Trương Duy Nhất đưa nhận xét liên quan chương trình này:

“Trong mọi ngành thì các cuộc gặp gỡ kêu gọi các người tài ở khắp nơi về nó chỉ mang tính hình thức thôi. Người ta hay nói đùa, như trong bài viết của Anh Dương Ngọc Thái là một chuyên gia người Việt trẻ ở Thung lũng Silicon có về Việt Nam tham dự, thì có thể hiểu là buổi lễ chủ yếu để phát danh thiếp, chụp hình với thủ tướng, tặng quà là cây viết thủ tướng… thế thôi. Tôi nghĩ nếu mà để lắng nghe hiến kế của những người tài, thậm chí những ý kiến trái chiều một tí để đóng góp thì nó rất hy hữu.”

Nhân danh ‘lòng yêu nước’

Phát biểu tại buổi lễ công bố chương trình “Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018”, ông Vũ Đức Đam, Phó thủ tướng Việt Nam, cho rằng “tình yêu Tổ quốc ở mỗi người thể hiện bằng những hành động cụ thể, những góc độ khác nhau, song hơn hết là làm sao để đưa đất nước phát triển.”Cùng thời điểm này, báo chí do nhà cầm quyền Việt Nam quản lý, cũng đưa lên nhiều bài viết cho rằng, kêu gọi người tài sống ở nước ngoài trở về đóng góp, nên bắt đầu từ lòng yêu nước.

Giáo sư Phạm Minh Hoàng

Giáo sư Phạm Minh Hoàng, từng giảng dạy tại Đại học Bách Khoa Sài Gòn và bị kết án tù với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam’ rồi bị trục xuất đi Pháp, chia sẻ suy nghĩ của ông về kêu gọi trí thức nước ngoài hãy vì lòng yêu quê hương về nước đóng góp:

“Tôi cũng không ngạc nhiên, vì thật sự mà nói thì cái lời kêu gọi này tôi đã nghe từ năm 1976 rồi. Tôi thấy nó buồn cười, bởi vì thật sự mà nói những người tài trong nước cũng không phải là ít. Tôi đã có cơ hội làm việc ở trong nước 20 năm, tôi có tiếp xúc với các thầy cô cũng như các sinh viên, tôi thấy họ rất là giỏi và có lòng với đất nước. Với cái số lượng người như thế, chất lượng như thế thì tôi nghĩ cũng đã đủ sức để đóng góp xây dựng đất nước. Vậy mà bốn mươi mấy năm rồi, sau khi bom đạn chấm dứt, đất nước thống nhất. Vậy mà bây giờ đất nước chúng ta, tôi xin xài cái chữ là ‘lẹt đẹt’ trong những nước chậm phát triển.”

Theo Giáo sư Phạm Minh Hoàng, chính quyền Việt Nam không cần phải kêu gọi những người ở hải ngoại yêu nước trở về, khi mà điều kiện cho phép là họ về ngay. Theo ông, người Việt hải ngoại lúc nào cũng suy nghĩ về đất nước và muốn đóng góp cho đất nước, nhưng hoàn cảnh đất nước không cho phép họ làm như vậy.

‘Lòng Yêu nước’ theo định hướng
Ts. Nguyễn Quang A

Đối với Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động có tiếng ở Việt Nam đồng thời cũng là Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Độc Lập IDS tự giải thể, thì lại cho rằng không cần nhân danh ‘lòng yêu nước’ mà cần tạo điều kiện và trọng dụng người tài thực sự:

“Tôi nghĩ cái lòng yêu nước rất là khó xác định, cái việc cần làm là tạo điều kiện để người người Việt Nam ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài, tức là các nhà khoa học, họ làm việc một cách sáng tạo nhất. Điều kiện đó là gì, tức là họ có thiết bị máy móc, họ được tự do làm việc và phải có thu nhập thỏa đáng. Tôi nghĩ là với vài điều kiện tôi vừa nói thì dễ làm hơn nhiều so với cái gọi là lòng yêu nước chung chung. Cái lòng yêu nước chung chung ấy bây giờ còn không huy động được những người già nữa chứ đừng nói đến thế hệ trẻ. Mà cái lòng yêu nước của họ lại đi ngược với tự do, cho nên tôi nghĩ nói như vậy là nói chơi thôi chứ chẳng có tác dụng gì cả?”

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, sinh sống tại Bỉ, đã và đang tham gia nhiều chương trình hợp tác tại Việt Nam, hiện đang có mặt tại Việt Nam, đồng ý rằng lòng yêu nước là căn bản của người Việt Nam. Nhưng theo ông, lòng yêu nước trong khuôn khổ quan điểm hiện nay của nhà nước Việt Nam thì có sự lệch lạc. Cho nên ông cho rằng chính quyền Việt Nam dùng lòng yêu nước để kêu gọi người tài thì không ổn. Ông nói tiếp:

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng

“Phải xuất phát từ quan điểm tất cả người Việt Nam đều có lòng yêu nước hết. Mà lòng yêu nước đó là yêu quê hương, yêu xóm làng, yêu khóm tre, bụi trúc, yêu con đò … yêu quê hương là yêu như vậy chứ không phải là yêu quan điểm chính trị. Cái điều lệch lạc là họ cho rằng phải đồng ý với quan điểm chính trị của họ thì mới là yêu nước, đó là một sai lầm. Tôi nghĩ nếu mà nghĩ như vậy để kêu gọi nhân tài về giúp nước, thì tôi e là hơi khó.”

Theo nhà báo Trương Duy Nhất, bây giờ mà kêu gọi trở về đóng góp bằng lòng yêu nước thì không còn phù hợp, không nên và không đúng nữa. Bởi vì thực tế yêu nước thì biết bao nhiêu người tài trong nước, biết bao nhiêu người Việt trong nước yêu nước. Ông chia sẻ:

“Đất nước này đâu thiếu người tài, gần 100 triệu dân Việt thì cũng không thiếu người tài đâu, nhưng quan trọng là chính phủ sử dụng người tài như thế nào? Ví dụ một nhân vật có thể nói là tài năng về mặt công nghệ như Anh Trần Huỳnh Duy Thức, chỉ vì những ý kiến đóng góp mang đầy tính khoa học để xây dựng kinh tế và thể chế thì lại đang phải chịu bản án 16 năm tù giam và Anh đang tuyệt thực trong tù. Ngay cả những người bất đồng chính kiến, giới trí thức phản biện, hay ví dụ như chúng tôi là nhà báo thôi, chúng tôi viết những bài báo phản biện, chúng tôi góp ý chân thành chứ không chống đối, đả phá gì, nhưng mà chúng tôi vẫn bị bắt bỏ tù, kết án.”

Nhà báo Trương Duy Nhất cho biết, khi có cơ hội được đi ra nước ngoài và được tiếp xúc với nhiều tầng lớp trí thức, thì họ cho rằng nếu muốn kêu gọi trí thức trở về, thì trước hết chính quyền Việt Nam phải cho thấy cách họ đối xử với người trong nước như thế nào thì mới lấy được lòng tin của họ.

Riêng đối với Giáo sư Phạm Minh Hoàng, thì điều kiện tiên quyết là Việt Nam phải có được tự do dân chủ, thì lúc đấy sự đóng góp mới hiệu quả và lâu bền./.

- Quảng Cáo -

40 CÁC GÓP Ý

  1. muốn kêu gọi nhân tài thì lảnh đạo phải có đức . không có tâm đố kị. không tự tư tự lợi.coi dân là con không phải coi dân là chủ……………

    • Deu vao Tu het roi.con mot nhan Tai Rat la Good.nghien Thanh do Thanh.nghien dau xap do.nhan Tai ten Phuc NGHIEN.ai cung Ne Mat het.con mot nhan Tai con o Ben My.chua Ve.tuc con Phuc nghien.

    • làm gì có cái gọi người tài về giúp nước , đó chỉ là sự lừa bịp thôi , bao nhiêu vụ rồi không biết sao , hơn nữa họ hy sinh đời cha , đời con họ mới có ngày hôm nay , tốn bao nhiêu tiền của để có chức vụ hôm nay , dễ dầu gì cho thằng ở nước ngòai về làm thế chỗ nó , đúng không , với hơn nữa thằng không trình độ , thằng không học mua bằng để có chức vụ , sẽ sợ thằng có trình độ rõ ràng , có học thức , dễ dầu gì nó cho vào giồng máy của nó , hơn nữa thằng có học thức rõ ràng , và thằng học rỏm , không trình độ ,là hai thái cực , như mặt trăng và mặt trời , hể mặt trời xuất hiện , thì mặt trăng lặn và ngược lại , như ngày và đêm ,

  2. ĐM chính phủ Nguyễn xuân phúc. Đất nước việt nam không có nhân quyền nên những người Việt hải ngoại tài giỏi không muốn trở về Việt Nam đóng góp cho cộng sản việt nam ạk.
    Trịnh Vĩnh Bình là một chứng nhân cho đảng cộng sản việt nam đã thấy.

  3. cái chê độ độc tài này thì tài cũng làm được cái gì! Khi nào cái búa và cái liềm bàn giao cho bác thợ rèn thì may ra người tài có được trọng dụng.

  4. Chế độ CSVN như là đống phân thúi , các người đừng có lo tự sướng quá nhiều . Hãy dẹp đống phân đó đi thì may ra còn có nhân tài … đóng góp cho đảng thúi các người chẳng khác nào dã tràng xây cát biển đông .

  5. có đô la đem về cho mấy ông là việt kiều yêu nước, không có thì miễn đi , mấy đứa ngu , vô tài , thất học , ích kỷ , đời nào nó dám dùng người tài có học , không nghe câu ca dao [ rồng vàng tắm nước ao tù , người khôn ở với người ngu bực mình ], người có học và người không học là hai thái cực , như mặt trăng và mặt trời , như ngày và đêm vậy đó ,

  6. Xin hãy nhớ câu: “hồng hơn chuyên “ Thì muôn đời chỉ là một trở ngại to lớn cho sự phát triển của đất nước ! Trịnh Vĩnh Bình mang tài sản và trí tuệ về phục vụ tổ quốc, giáo sư Ngô bảo Châu về nước những mong đóng góp cho đất nước và… còn nhiều lắm. Rồi chuyện gì xãy ra thì ai cũng đã biết. Thôi, ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc(TBT).

  7. Nhan Tai ca dong.luon Phuc nghien lac Dau ,cung la Tai.tai sau phai goi Nuoc ngoai.Tai .Nhan Tai ca ngan dua.thang Nghien Phuc cho nguoi co Tai vao Tu het roi.nguoi co Tai hay nhan Tai.Ve VN So vao Tu lam .nghien cai Dau PHUC oi.

  8. tu do bau cu, da dang da nguyen thi luc do thieu gi nguoi tai o usa ve giup. con bay gio bon cs an het roi, keu nguoi tai ve de chet khai bon chung. cai che do gi ma cai gi cung fake tu tren xuong lam sao ma phat trien.

  9. Ko ko. Các cháu nhầm rồi. Việt Nam a cần người tài cùng xây dựng đất nước giàu mạnh hơn chứ các a ko cần bọn mất dạy ba que các chú. Cỡ các chú chó còn chê thì a đây đâu cần. Tội mấy đứa nhỏ ba que, sống ảo ghê bây

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here