Vụ gian lận thi cử tại tỉnh Hà Giang, lan qua các tỉnh Sơn La, Lạng Sơn và toàn thể miền Bắc chỉ là một phần nổi cho thấy cảnh thối nát từ gốc rễ của đảng Cộng Sản Việt Nam.
Bộ mặt trơ tráo của đảng bị vạch ra nhờ “truyền thông lề trái” khi các trang Facebook trưng bằng cớ những kết quả “bất ngờ” không ai tin được trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học ở Hà Giang. Một tỉnh heo hút phía Bắc mà số thí sinh có điểm cao chót vót lại chiếm tỷ lệ áp đảo trên cả nước! Trong khối A1 với ba môn toán, vật lý và ngoại ngữ, cả nước có 76 thí sinh đạt tổng điểm trên 27/30 thì Hà Giang có 36 thí sinh đạt mức này, chiếm 47.37% tổng số trên toàn quốc. Điểm thi cao sẽ mở đường cho các thí sinh này được vào học đại học, được đi học ngoại quốc dễ dàng hơn.
Hà Giang có tới 57 thí sinh đạt điểm 9/10 trở lên với bài thi môn toán rất khó, trong khi những nơi đông thí sinh hơn như Sài Gòn chỉ có 32 người và Nam Định có 13 thí sinh được điểm như vậy. Những con số bất ngờ sửng sốt này khiến bộ máy thi cử phải điều tra. Người ta tìm ra hơn 330 bài thi của 114 thí sinh ở Hà Giang được sửa điểm. Tương tự, riêng tỉnh Hà Giang có 65 thí sinh được hơn 9 điểm trong môn vật lý.
Điều trâng tráo đã được phanh phui phơi bày là các thí sinh được nâng điểm hầu hết là con các giới chức trong tỉnh. Tới các tỉnh khác cũng thấy như vậy. Thanh tra Bộ Giáo Dục đổ lỗi cho sai lầm việc cộng điểm. Facebook Man Huynh đặt câu hỏi: “Có 925,750 thí sinh dự thi tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2018. Vậy tại sao chỉ có con quan chức và cảnh sát cơ động bị cộng lộn và nâng nhầm điểm?”
Những người phụ trách trường thi đã cho “người lạ” mở cửa phòng chứa kết quả khảo thí và sửa điểm. Ai ra lệnh cho họ đưa chìa khóa cho những kẻ gian đó? Các quan chức địa phương hay các cấp cao hơn trong Bộ Giáo Dục? Nhưng những kẻ chủ mưu gian mà không khôn, đưa đến tình trạng nâng điểm quá lố lăng khiến lộ hình tích!
Tuy đã bắt giam mấy người trực tiếp sửa bài thi nhưng kết quả điều tra của Bộ Giáo Dục đã đi đến kết luận có việc “nâng điểm nhầm,” “cộng điểm lộn.” Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ xuất hiện trên truyền hình giải thích nội vụ với bộ dạng tươi tỉnh như không hề xảy ra chuyện gì cả, khiến cho dư luận càng phẫn nộ.
Khi dư luận yêu cầu trưng bày các bài thi gốc mà những thí sinh được điểm cao đã làm, thì các viên chức đã chối tội vì các bài thi gốc đã mất rồi! Facebook Hoài Hương hài hước: “Công nhận Việt Nam nhiều trò ‘mất tích’ vui như xem phim hài.” Và đưa ra các thí dụ: “Cả ngàn cái phôi sổ đỏ Phú Quốc vừa bị phát hiện đã… biến mất. Hồ sơ bổ nhiệm ‘thần tốc;’ hotgirl xứ Thanh không còn, người cũng mất tăm như chưa từng tồn tại. Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm – cũng mất không tìm không thấy. Hồ sơ bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh cũng mất tăm. 213 container to bằng cả gian nhà trong Cảng Cát Lái cũng biến mất.”
Facebook LuanLe nói rõ nguyên nhân là con người trong chế độ Cộng Sản đã mất hết nhân cách: “Nhân cách không còn, còn chẳng quan trọng thì huống hồ gì bài thi?” Và kể thêm: “…tiền trong ngân hàng biến mất, bản đồ quy hoạch bị mất, công chức biến mất không một dấu vết, nay bài thi mất tích. Chẳng chuyện gì mà không thể xảy ra được ở xứ thiên đường này cả.” Facebook Cuong Nguyen nhìn rộng ra các lãnh vực khác nhau: “Bộ trưởng Bộ Giáo Dục thì buôn điểm, bộ trưởng Bộ Y Tế thì buôn thuốc giả. Bộ trưởng Bộ Thông Tin thì buôn tin giả. Bộ Chính Trị thì buôn chính sách giả.”
Trước năm 1975 ở miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, người ta cũng lo ngăn chặn gian lận thi cử. Nhưng nếu có cũng chỉ phát hiện các vụ gian lận nho nhỏ. Điều qua trọng nhất là trong xã hội miền Nam còn giữ truyền thống “tôn sư trọng đạo” vai trò của các nhà giáo vẫn được mọi người kính trọng. Được kính trọng, những người lo việc coi thi, chấm thi, cộng điểm thi, vân vân, đều cố giữ lòng tự trọng. Việc coi thi, chấm thi được coi là những “sứ mạng” thiêng liêng. Thi cử công bằng, trong sạch là danh dự nghề nghiệp, bảo vệ cả danh dự của quốc gia. Cho nên các nhà giáo Việt Nam Cộng Hòa không để cho mình bị mua chuộc, không để ai dọa nạt lay chuyển.
Một lần bản thân ký giả này, làm nghề dạy học, đã đi coi thi Tú Tài, là văn bằng tốt nghiệp trung học, ở thị xã Cần Thơ. Một giáo sư đã yêu cầu giải quyết chuyện có mấy quân nhân dự thí đã đem súng và lựu đạn vào phòng thi. Lúc đó là thời chiến tranh, và chính quyền phần lớn do quân nhân đảm trách. Giáo sư chủ tịch hội đồng đã gọi quân cảnh đến đuổi các anh “lính ba gai” đó ra ngoài. Nhưng các giáo sư còn chưa an tâm, vì sợ sau đó ra ngoài đường sẽ bị trả thù. Một vài giáo sư yêu cầu chính quyền địa phương phải đến cam kết bảo vệ an ninh. Khi không thấy chính quyền đáp ứng nhanh chóng, các giáo sư bảo nhau đình công, từ chối không coi thi nữa.
Ngày hôm sau, tất cả các thầy cô giáo đã tới trường nhưng không vào lớp, không ai lãnh các đề thi để phân phối. Ban chủ khảo báo động về Bộ Giáo Dục. Bản tin trên nhật báo Sống làm chấn động dư luận. Đây là lần đầu tiên các giám khảo đình công! Ông tỉnh trưởng Cần Thơ, một vị đại tá hiện nay đang sống tị nạn ở Mỹ, đã tới trường thi gặp các giáo sư. Ông ôn tồn, hòa nhã, lắng nghe các đại diện của nhà giáo lên phát biểu. Những “đại diện” này hoàn toàn tự phát đứng ra thay mặt đồng nghiệp. Ông nhận khuyết điểm không đặt đủ người kiểm soát vũ khí các thí sinh, giữ an ninh cho trường thi. Ông hứa sẽ hết sức bảo vệ an toàn cho các giáo sư giám khảo. Ngày hôm sau, cuộc thi lại tiếp tục, Bộ Giáo Dục phải soạn và in gấp các đề thi gửi xuống Cần Thơ.
Điều đặc biệt là sau đó tất cả các giáo sư đều được bình an. Họ đi xe đò về nguyên sở, không ai bị khó khăn nào cả. Những giáo sư đã hô hào đình công, hay đã đứng ra đại diện công nghiệp đối đáp với ông đại tá tỉnh trưởng không ai bị “công an” mời “làm việc” hay điều tra. Họ thản nhiên trở về nhiệm sở, dạy học suốt những năm còn lại; ai đến đúng hạn kỳ vẫn được thăng thưởng.
Tình trạng giáo dục miền Bắc Việt Nam khác hẳn. Ông Vương Trí Nhàn đã viết bài “Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc” trước năm 1975, dưới hai chế độ tự do và Cộng Sản. Bài này đăng trên tạp chí “Nghiên Cứu và Phát Triển,” số 7 và 8 năm 2014.
Ông Vương Trí Nhàn cũng mở đầu bằng chuyện thi cử: “Một trong những chuyện vui vui xảy ra với nền giáo dục hôm nay là chỉ thị của Bộ Giáo Dục, khoảng cuối 2013, cho các tỉnh, khuyên cơ quan chính quyền tỉnh nên cẩn thận và ráo riết trong việc kiểm soát các tin tức tiêu cực từ các cuộc thi. Nó là bằng chứng cho thấy giáo dục đã nát như thế nào và người ta cố tình che giấu như thế nào.”
Nhà nghiên cứu văn học Vương Trí Nhàn đã nhắc lại lối văn che đậy của nhà nước: Thay vì nói “gian lận thi cử” thì người ta trừu tượng hóa thành “tin tức tiêu cực từ các cuộc thi.” Riêng việc sử dụng ngôn từ cũng cho thấy bộ mặt xảo trá của chế độ Cộng Sản. Tất cả những bê bối, tráo trở, gian ác, đều được cho đội cái mũ: “Hiện tượng tiêu cực!” Bàn chuyện tham nhũng, cường quyền, từ việc giết người trong đồn công an đến những tỷ đô la trong ngân hàng biến mất, tất cả đều được gọi là “hiện tượng tiêu cực.” Báo chí trong nước bị bắt buộc nói về những “hiện tượng tiêu cực” này như đang bàn luận triết học!
Ông Vương Trí Nhàn đã nói về “hiện tượng tiêu cực ở trường thi” một cách táo bạo: “Nhưng nó cũng tố cáo sự phụ thuộc hoàn toàn của nhà trường vào nhà cầm quyền. Giáo dục trở thành việc nhà của địa phương rồi, người ta cho biết cái gì thì dân được biết cái đó.” Ông đã “tiên đoán” phần nào những chuyện bê bối mới bị phanh phui ở Hà Giang, Sơn La, và ở hầu hết các tỉnh miền Bắc: “Giáo dục trở thành việc nhà của địa phương rồi!”
Ông Vương Trí Nhàn nhắc lại lời một nhà thơ đã quá cố: “…ở xã hội cũ, một viên tri huyện tuy vậy vẫn phải nể nhà sư trụ trì mấy ngôi chùa lớn, hay các vị đỗ đạt cao nay không làm gì chỉ về mở trường trong vùng. Còn các chức danh đốc học, giáo thụ, huấn đạo – các học quan tương ứng với tỉnh, phủ, huyện – là người do triều đình cử, chứ không phải do chính quyền địa phương cử, hoặc nếu địa phương cử thì triều đình cũng phải duyệt.”
Và ông nhận xét: “Tôi cảm thấy điều này được giáo dục miền Nam tiếp tục. Nền giáo dục ở đây do những người thành thạo chuyên môn quyết định. Còn ở miền Bắc thì hoàn toàn ngược lại.” Ông nêu các thí dụ, “Nhiều vị sư do địa phương phân công vào chùa hoạt động, hoặc sau khi vào chùa, lấy việc cộng tác với chính quyền làm niềm vinh dự, nghĩa là trong hệ thống sai bảo của chính quyền theo nghĩa đen. Còn người phụ trách giáo dục các cấp hoàn toàn do ủy ban cử sang. Cả những hiệu trưởng cũng vậy, phải do ủy ban thông qua…” Ông Vương Trí Nhàn nhắc lại ba chủ trương của giáo dục miền Nam “dân tộc, nhân bản và khai phóng” mà miền Bắc không có.
Hiện tượng này không khiến ai ngạc nhiên. Tự gốc rễ, Cộng Sản là một chế độ độc tài toàn trị. Tất cả đặt dưới bàn tay của một nhóm người. Họ cũng chủ trương xóa sạch các truyền thống của tổ tiên, mà họ gắn cho nhãn hiệu “phong kiến.”
Đối với Cộng Sản, giáo dục cũng chỉ là một dụng cụ để bảo vệ quyền chuyên chính. Khi nào còn chế độ Cộng Sản thì nền giáo dục nước ta chưa thể ngóc đầu lên được./.
Mày ở Mỹ chó Mỹ có cồn về học không
Dốt nát từ đây mà ra…csvn là lũ mọi, chúng không được giáo dục tử tế.
TD! Người Mỹ thì không cần về
vn học. Nhưng chó Mỹ thì rất cần
ld vn dạy cách làm chó. Tự sĩ nhục
mình.
Chúng mày nhì kĩ đi tổ cha mày
Lũ ngụi khốn
Mẹ mày tao bắt được mày song luôn
Nếu bọn cộng sản còn tồn tại, thì quốc gia Việt Nam sẽ bị tiêu diệt và sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung Hoa cộng sản. Hơn nữa toàn dân sẽ phải sống mãi mãi dưới ách độc tài của một bọn lưu vong bản vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo.
Hay
Cái gì cũng nát hết đó
Can phai loai bo nen giao duc nay một nen giao duc k co lay một uu diem nao
Từ sau giải phóng đất nước. Tới nay và tương lai.
Giáo dục mẽo dạy hít cần, xả súng, dạy tiêu tiền phung phí ( ͡° ͜ʖ ͡°) quá đỉnh cho nên giáo dục