Sài Gòn lộn xộn trở lại: bức tử sự văn minh

- Quảng Cáo -

Ánh Liên (VNTB)

Kết quả những tháng ngày hùng hậu ra quân, những ngày được báo chí theo sát và đốt nóng bằng những sự kiện va chạm/ tranh chấp xảy ra là vỉa hè Sài gòn tiếp tục bị chiếm lại làm quán nhậu bãi xe, và hàng rong.

Theo báo Tuổi Trẻ, không những mức độ tái chiếm không giảm mà hình thức lấn chiếm càng trở nên phức tạp hơn với sự chiếm dụng. Thậm chí, một người dân khi đọc xong phải than trời về một con đường Phạm Văn Đồng – con đường mang tên vị Thủ tướng Việt nam, nay đã trở thành con đường nhậu của thành phố bởi rộng rãi và thoáng mát.

Lợi nhuận khổng lồ từ việc ăn nhậu vỉa hè, giữ xe lòng lề đường, buôn bán hàng rong biến toàn bộ hệ thống cơ sở liên quan đến giữ gìn trật tự trị an và an ninh đô thị trở nên bất lực. Những đồng tiền bôi trơn len lỏi vào hệ thống giám sát, kiểm tra phường khiến cho hệ thống này ‘mũ ni che tai’. Cơ chế luật pháp hiện tại chỉ thuần túy về phạt hành chính khiến cho mức phạt trở nên bị yếu thế trước lợi nhuận thu mua mỗi ngày.

Vì đâu nên nỗi?
- Quảng Cáo -

Ngoài những yếu tố về nạn quan liêu cấp cơ sở, thì cần nhìn thẳng rằng, có lẽ chúng ta đang nhân danh cái nghèo để nhân nhượng cho sự văn minh.

Hệ thống hàng rong thay vì quy hoạch, ăn nhậu thay vì được quy hoạch, thì tất cả được phép chiếm dụng không gian công vì đó là của người nghèo. Nhưng thực sự có bao nhiêu phần trăm nghèo trong những người buôn bán hàng rong đó? Hay đứng đằng sau đó là những liên kết đại gia, những người trục lợi từ hệ thống không gian công cộng với lợi ích đến từ chục triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi tháng?

Thậm chí, ngay cả việc mạnh tay với các đơn vị phường có liên quan cũng bị ngáng trở bởi dẫn luận ‘phía sau gành hàng rong là cả một gia đình’. Nhưng rõ ràng, gia đình nghèo thì ít, mà gia đình có quyền chức, gia đình thu nhập cao trong xã hội thì lại nhiều.

Chúng ta hay nhân nhượng với cái nghèo, nhưng những người biết lợi dụng cái sự cảm thông đó lại trở nên giàu đó. Đó là một nghịch lý!

Sự kiện ông Đoàn Ngọc Hải một mình chinh chiến, bất lực đến mức đâm đơn xin nghỉ việc trước đây cho thấy lý luận ‘nghèo’ đã chiến thắng tư duy ‘thông minh’. Sự thông thoáng nhưng mạnh tay không được lòng dư luận, và có lẽ chính những người có lợi ích cũng đã ‘bơm’ sự ‘nghèo khó’ vào truyền thông (nhất là mạng xã hội để gây áp lực tối đa cho các biện pháp mạnh).

Kết quả, Sài Gòn trong bài hát ‘Sài gòn đẹp lắm, sài gòn ơi, sài gòn ơi’ nay nhường chân lại cho sự lộn xộn, nhếch nhác, bẩn thỉu,…

Bắt cóc bỏ dĩa

Câu chuyện vỉa hè Sài Gòn là nguồn cảm hứng cho các tỉnh thành khác ra quân, nhưng giờ đây nó lộn xộn thì đồng nghĩa các tỉnh thành khác cũng lộn xộn. Dường như tính phong trào trong đem lại nền văn minh cho những ý thức tiểu nông chưa bao giờ là một chuyện thực sự dễ dàng, cả về mặt luật pháp lẫn ý chí áp dụng.

‘Bắt cóc bỏ dĩa’ vô tình trở thành một cụm từ đủ để miêu tả thực trạng hùng hồn ban đầu và bê trễ về sau này. Nó trở thành quy trình làm việc rất kỳ lạ ở Việt nam: đẩy mạnh lên để ghi nhận phong trào và có kết quả báo cáo, sau đó cho nó chìm xuống dưới đáy.

Ai cũng vậy, từ anh mở chỗ gửi xe cho đến chị bán quán nhậu,… tất cả vây quanh, bố ráp và bức tử sự văn mình.

Không ai chịu trách nhiệm, không ai dám gánh đỡ đầu, không ai chịu động mình và Sài Gòn bị bức tử văn minh từ đó!

- Quảng Cáo -

2 CÁC GÓP Ý

  1. Cái lòng lề dường” vĩa hè” là
    chuyện dài nhiều tập xhcn.
    O chỉ là dân nghèo mà cả một
    hệ thống cbcq dịa phương
    cùng nghèo với mức lương
    không dũ ăn sáng thì tiền dâu
    cất nhà lầu di xe hơi xài phon
    sịn.Túm lại là: dân với quan
    cùng nhau kiếm ăn trên cái
    vĩa hè bát nháo. dậm màu sắc
    dân tộc.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here