Cuối cùng thì Resort FLC Bình Châu – Lý Sơn cũng thành xung đột giữa dân và chính quyền. FLC vẫn thế, im lặng, lạnh lùng, vô thanh vô ảnh, không một lời giải thích. Đây là tâm thế của mệnh quan thiên triều ban lệnh xuống cho thuộc cấp thi hành, sống chết mặc bây.
Cũng như tại FLC Quảng Bình, khi hàng loạt hộ dân ven biển được đền bù không thỏa đáng, dân phản đối thì chính quyền dẹp. Một buổi lễ khởi công của doanh nghiệp, an ninh bố trí nhiều lớp. Dân kêu gào thì bị quy là phá rối. Lãnh đạo tỉnh bị dân réo tên như có thù, vẫn một lòng bảo vệ dự án.
FLC Quảng Bình thông qua chủ trương đầu 2016, chỉ 4 tháng sau thì khởi công. Bất chấp thủ tục bắt buộc là phải đánh giá tác động môi trường, đến nay vẫn chưa có. Ông Trần Phong, Giám đốc Sở TNMT Quảng Bình nói đại để: Chia sẻ với nhà đầu tư. Duyệt xong, tỉnh ứng luôn cho FLC 170 tỷ để giải phóng mặt bằng, tới giờ FLC mới trả có 70 tỷ trong khi tổng mức đầu tư của dự án lên đến 4,8k tỷ.
Tỉnh Quảng Ngãi xếp bét bảng về cải thiện thủ tục hành chính, trong vòng 45 ngày duyệt xong FLC Bình Châu – Lý Sơn với 12 công văn hỏa tốc. Lại ứng 500 tỷ từ ngân sách để giải phóng mặt bằng giúp FLC, “ủi” luôn cả đồn biên phòng dọn đường. Sự sốt sắng này là cá biệt, vì nếu như tâm huyết vì tỉnh, lãnh đạo Quảng Ngãi đã “dọn dẹp” 9 quy hoạch trầm kha trước đó.
Ngoài các yếu tố an ninh quốc phòng, FLC Bình Châu – Lý Sơn đè lên 9 dự án khác và án ngữ các di sản, khu bảo tồn thiên nhiên. “Đánh úp” 10km bờ biển, đẩy 1.146 hộ dân đi nơi khác, biến nguyên chung thành của riêng.
FLC độc chiếm bờ biển, 8km mới có một lối xuống. Dân muốn xuống biển phải đi vòng thêm 4km. Dân bức xúc hỏi bí thư Lê Viết Chữ, ông Chữ ậm ờ: Sẽ xem xét !
Xuyên suốt một chuỗi dự án, cách làm của FLC là rất thô bạo. Không những chiếm hữu bờ biển tự nhiên, FLC dúi khâu thu hồi đất vào chính quyền địa phương mà nguyên tắc của dự án thương mại là FLC phải xuống thương lượng giá đền bù với dân. Chính quyền, lại không khác gì “sai nha”, dùng ngân sách giải phóng mặt bằng. Ngân sách thì do dân đóng, tức là lấy mỡ dân rán dân.
Thanh Hóa, Hạ Long, Quảng Bình, Bình Định, Quảng Ngãi. Nơi đâu FLC đến, resort nhanh chóng thành hình, cuộc sống người dân không mấy cải thiện, xung đột bức xúc nhằng nhịt.
Cách duyệt dự án thần tốc của các tỉnh, có thể hiểu là sẽ có một con số đẹp hàng nghìn tỷ thu ngân sách. Nhưng nực cười là tâm thế lãnh đạo tỉnh lúc nào cũng đon đả xoa xuýt chào mời rúm ró, như muốn hiến dâng trinh tiết cho FLC. Như thể, mỗi dự án của FLC là một bảo chứng, một “miễn tử kim bài” cho lãnh đạo.
Nếu FLC vẫn cứ im lặng, chai lì với các xung đột quy hoạch xảy ra các dự án như hiện tại. Thì doanh nghiệp này chỉ cần trả lời một câu hỏi duy nhất: Ông Trịnh Văn Quyết ở phe nào?
Giàn lãnh đạo Quang ngãi .có mùi tanh
dân ơi dân à ..nó là ai mà …….nó câm nó điếc nó có mù ……..phải tìm cách trị nó đi dân
Chính xác
FLC ko can lo , co nha nước lo roi
Nó cũng đã ngửi thấy mùi dollards của sân bay Long Thành rồi đấy?
Im lặng là tự sát,.
Chi gioi Tham o …….