Ngo Du Trung FB
Một người bạn gởi cho tôi đoạn phim ngắn dưới đây của một người tên Nguyễn Thanh Khiết. Ông NTK đã thực hiện một chuyến đi trên con đường lịch sử tỉnh lộ 7B, chụp hình và ghi lại cảm xúc của mình khi đi trên con đường ngập tràn máu và nước mắt của 43 năm về trước.
Khúc phim ngắn nhưng hình ảnh sống động, ghi nhận thuật tả linh động, và đặc biệt là ngập tràn cảm xúc.
Con đường này cũng là con đường xưa tôi đã đi qua. Vùng đất này cũng là vùng đất xưa tôi đã từng sống. Nhìn lại đất đai, núi rừng, sông hồ và con người ở đó, lòng tôi nao nao như thấy lại quá khứ của mình.
Tôi như muốn bay về ngay để ngồi bên bờ sông Ba, thò chân vào nước sông Ba xem nước sông Ba có còn làm “lạnh cẳng” như một ngày tháng ba năm 75, tôi và mấy người bạn chạy đến bờ sông, vừa mới dẫm chân xuống nước tính lội qua bên kia sông để tiếp tục cuộc di tản thì đạn pháo của VC rơi trên mặt sông ngay trước mắt mình…
Có một chi tiết nhỏ trong khúc phim không rõ lắm, có lẽ do nhầm lẫn địa danh. Đó là vị trí nơi đoàn người di tản bị nghẽn lại chờ công binh làm phà để qua sông không phải là cầu Lê Bắc như tác giả nói. Cầu Lê Bắc nằm trên đường tỉnh lộ 7B, trong địa phận chi khu Phú Túc, thuộc tỉnh Phú Bổn; một người bạn cùng khoá với tôi đóng quân giữ chiếc cầu này và “điều khiển lưu thông” cho đoàn di tản cho đến ngày cuối.
Chỗ đoàn dân quân di tản bị nghẽn lại chờ công binh làm phà là đoạn sông cách quận Hiếu Xương, Tuy Hoà khoảng 11 cây số, gần quận lỵ Sơn Hoà, hoàn toàn không có một cây cầu nào. Ông đại đội trưởng đại đội công binh chiến đấu yểm trợ cho đại đội công binh chuyên về làm phà, bắc chiếc phà để qua sông Ba, là người làm chung một sở với tôi ở Mỹ. Ông kể, khúc sông Ba đó rộng, nhưng chỉ có khoảng hơn 10 thước là nước sâu, có thể làm cầu phao, phần còn lại thì cạn, phải xây phà kiểu “chuồng heo”. Cây “cầu” làm xong, chỉ có khoảng 300 chiếc xe qua được, sau đó một chiếc xe trượt ra khỏi phà chận ngang, làm đoàn người di tản phía sau bị bỏ lại….
Cuộc triệt thoái lịch sử trên tỉnh lộ 7B đầy máu và nước mắt, đầy tang thương, nhất là đoạn đường từ tiểu khu Phú Bổn về đến Tuy Hoà. Nhưng không phải ai cũng có “cơ hội” chứng kiến hết mọi chuyện, từ đầu đến cuối. Cho nên, từ nhiều nhân chứng góp lại thì chúng ta sẽ có một bức tranh đầy đủ. Và chuyện nhầm lẫn về tên gọi của một nơi, một vùng là chuyện thông cảm được. Hoặc giả là lẫn lộn giữa tên gọi bây giờ và tên gọi của 43 năm về trước.
43 năm mới có dịp nhìn lại nơi mình đã từng đi qua, đã chịu đựng, đã chứng kiến những tàn khốc bi thương của chiến tranh, như lời của nhiều chứng nhân khác trong đoạn phim, lòng không khỏi ngậm ngùi.
Lòng người vẫn còn cũ, cảm xúc vẫn như cũ, nhưng khung cảnh thì đã khác, hoàn toàn khác. Khác như những tên gọi bây giờ nghe rất lạ lùng và lạnh lùng.
Cảm ơn ông Nguyễn Thanh Khiết, người đã bỏ công thực hiện khúc phim thật nhiều cảm xúc.
Đây là con đường dân lành bị tan xương nát thịt nhiều nhất do cs tàn sát ko từ một ai .
Phạm văn Phú bay trên trời băng trực thăng bỏ mặc binh lính cho cs lam thịt va giết lẫn nhau tranh đường sống . Lỗi của bọn tướng sôi thịt đi lính cho pháp chỉ huy ngu. Dưng đổ lỗi cho vc.
Cả một quân đoàn trang bị đầy đủ kêu là chỉ có dân lành .
Nhưng xác người trên đường 7b chủ yếu là dân thường .cả dân và lính đều bị cs cho vô rọ .tuy nhiên lính tráng nó thoát ra đc .còn dân thì chịu chết .năm72 ở mặt trận quế sơn quảng đà cũng thế .dân chết như ngả rạ .
Ngàn người chạy tụi quỉ đỏ pháo theo…. người người la liệt nằm xuống trên quốc lọ nầy..
Buồn