Trông mong được gì?

- Quảng Cáo -

Tan Tran FB

Nửa sau những năm1960s, tôi đang học cấp 1, trường làng.

Hồi đó thỉnh thoảng có chuyện máy bay “Mỹ- ngụy” thả truyền đơn tuyên truyền xuống miền Bắc. Lũ học sinh chúng tôi được dạy, nếu nhặt được truyền đơn thì không được đọc và phải đem nộp cho thầy cô giáo hay công an xã.

Năm 1966, ở miền Nam nổi lên hiện tượng “anh hùng” Nguyễn Văn Bé. Qua đài báo và những buổi học ngoại khóa ở trường, chúng tôi đươc biết chuyện về anh Bé như sau:

- Quảng Cáo -

“Anh Bé là bộ đội địa phương huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (ngày nay tài liệu chính thức viết là tỉnh Sông Bé, tức gồm Bình Dương và Bình Phước). Trong một lần đi vận chuyển vũ khí trên kênh, thuyền vũ khí của anh bị địch phục kích. Anh ở lại chiến đấu cho đồng đội chạy thoát, còn anh và thuyền vũ khí rơi vào tay địch.
Địch tổ chức cho anh giới thiệu về các loại vũ khí mà họ đã thu được. Anh nhận lời và đã có ý riêng. Thấy một người nông dân cũng bị bắt vô đồn vì chuyện gì đó, cũng ra xem anh biểu diễn, anh đưa mắt nhìn ra hiệu. Hiểu ý, người nông dân liền xin phép ra ngoài mua ổ bánh mì. Khi người nông dân đi khuất, anh liền ôm một trái mìn lớn, lao đến đập mạnh vào chiếc xe bọc thép gần nhất. Mìn nổ, chiếc xe cùng 69 địch tan xác, và anh cũng hi sinh.
Có một bài hát để ca ngợi anh như sau:
‘Quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho, có anh Bé nêu gương anh hùng. Bà con mình ở khắp nơi thương nhớ anh hùng vì non sông…
Mìn bom này giặc cướp theo, bắt anh Bé đem ra trưng bày. Làm cho mìn nổ tung, hơn 6 chục thằng giặc tan thây…
Gương anh Bé chúng em noi theo, vì yêu nước biết căm thù giặc, trong gian khó vẫn yêu nhân dân, luôn anh dũng quyết tiêu diệt thù…’

Báo đài đã nói như thế, thì tôi tin như thế, cả miền Bắc tin như thế.

Cho đến một ngày đầu năm 1967, sáng ngủ dậy, đồng bào ta bỗng thấy lác đác trên mặt đất một số tờ truyền đơn, có lẽ do máy bay thả đêm qua. Mọi người mau chóng thu nhặt lại, đưa nộp công an xã, tất nhiên đã đọc trước rồi. Tôi cũng nhặt được một tờ, đọc rồi đem nộp cô giáo (tôi là “cháu ngoan bác Hồ” chứ bỡn đâu).

Nội dung truyền đơn với tiêu đề “Nguyễn Văn Bé đọc tin mình chết”, với hình Nguyễn Văn Bé đang cầm trên tay tờ báo Tiền phong, xuất bản tại miền Bắc. Truyền đơn cho biết, thực ra anh Bé không chết, mà anh đã đầu thú và hồi chánh quốc gia, và anh rất ngạc nhiên khi báo miền Bắc đăng tin mình đã chêt. Tôi đọc, nhiều người đoc truyền đơn, nhưng tất nhiên chẳng ai tin, chỉ tin theo đảng rằng anh Bé đã hy sinh rồi.

Cuối năm đó lại xuất hiện tờ truyền đơn nói về kết quả bầu cử với Tổng thống là Nguyễn Văn Thiệu và phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ kèm tiểu sử hai ông. Mọi người bảo “Dào, mấy thằng bán nước, tổng tểnh cái gì cũng bày đặt bầu cử”, và lại gom truyền đơn nộp nhà trường và công an xã.

Mới hay những gì nhà trường, báo chí và cái loa làng nhồi vào đầu mọi người thời ấy đúng luôn là chân lý. Cũng phải thôi, thời đó thông tin bị bưng bít, người dân chỉ đọc tờ báo của đảng, nghe một thứ đài của đảng, mấy ai mua được cái đài “xịn” để nghe được “đài địch” , khá lắm thì có cái đài Vạn tường, Xi- ông -mao cổ lỗ chỉ nghe được đài TNVN.

Nửa thế kỷ đã trôi qua, “ơn đảng”, người dân đã giàu lên nhiều, phương tiện nghe nhìn đã phát triển vượt bậc theo đà phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, chỉ với một cái điện thoại ngoài triệu bạc, ngồi góc vườn bờ ruộng là có thể biết được đầy đủ tình hình thế giới.

Nhưng đáng buồn thay, đầu óc dân chúng chẳng mở ta được bao nhiêu, vẫn coi những gì đảng dạy là “chân lý ấy không bao giờ thay đổi”, “đảng chân lý sáng soi ngàn nơi”. Đến nỗi một anh “vô công rỗi nghề” lên mạng “chém gió” như tôi đây, họ đã coi là “phản động”, nói gì đến những Thúy Nga, Như Quỳnh, Hoàng Bình, Duy Thức…đang mài miệt trong tù, cái sự tù không liên quan gì đến họ.

Trông mong gì được vào những thứ dân chúng như thế?

- Quảng Cáo -

4 CÁC GÓP Ý

  1. Nhớ cái đêm u23 vn chiến thắng, tự nhiên nổi hứng rủ vài thằng trong hẻm đi xem ngta ăn mừng. Tôi thấy hàng ngàn thanh niên cầm cờ đỏ sao vàng vừa chạy vừa hát ” vn hcm”, và vài bài đại loại vậy. Tôi thấy ko hi vọng gì nữa rồi.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here