Phương Thảo – Việt Nam Thời Báo |
Chống tham nhũng ở Việt nam có tiến bộ?
Sau một năm ra ra chiến dịch đốt lò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều vụ trọng án được đưa ra xét xử, nổi cộm là vụ xử các quan chức ngân hàng và tập đoàn dầu khí Việt nam. Một cựu uỷ viên Bộ chính trị bị bắt giam và xử án nặng vì tham nhũng, cùng với việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Đức mang về Việt nam để quy án có thể cho thấy quyết tâm chống tham nhũng “cho đến cùng” của phe cánh ông Trọng.
Động cơ chống tham nhũng không ngoài việc khẳng định tính chính danh của Đảng cộng sản vốn đã bị mài mòn quá nhiều vì tệ nạn tham nhũng tràn lan và củng cố quyền lực của Đảng trong thời kỳ mà sự đe doạ tự chuyển biến, tự diễn tiến đang diễn ra một cách tự nhiên theo trào lưu phát triển của xã hội văn minh.
Nỗ lực chống tham nhũng của ông Trọng đã được phần nào ghi nhận khi mà chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt nam đã tăng lên 2 bậc trong năm 2017. Sự thăng hạng này được báo chí lề phải đề cập đến và tung hô như là kết quả nổi bật đạt được qua “những cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước” trong công tác Phòng chống tham nhũng. Bên cạnh đó, chính ông Trọng cũng tự nhận các phiên toà xét xử tham nhũng của đồng chí ông “ngày càng đổi mới theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật. Rất nghiêm minh nhưng cũng rất nhân văn”.
Với chiến thắng kép lẫy lừng – lấy được lòng của không ít dân trong nước và cả hải ngoại về quyết tâm triệt để chống tham nhũng; lại vừa được quốc tế công nhận thông qua việc cho lên hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng – thì quả công cuộc đốt lò của ông Trọng cho tới giờ đã thành công hơn mong đợi.
Đề nghị chung cho toàn cầu
Với kinh nghiệm làm việc trong hơn 100 quốc gia trên thế giới đã giúp Tổ chức Minh bạch thế giới kết luận rằng các nhà hoạt động và truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống tham nhũng. Và vì vậy, tổ chức này kêu gọi chính phủ và doanh nghiệp các nước phải tích cực khuyến khích tự do ngôn luận, truyền thông độc lập, bất đồng chính kiến và một xã hội dân sự cởi mở.
Dù luôn cho rằng tự do ngôn luận không bị giới hạn ở Việt nam, nhưng chỉ nhìn các cá nhân bị kỷ luật vì “nói xấu” lãnh đạo trên Facebook, hay những người biểu lộ thái độ chống đối Formosa đã phải chịu án tù từ 9 -10 đến thậm chí 14 năm như chị Nga, Mẹ Nấm hay Hoàng Đức Bình thì sẽ nhận ra rằng không có tự do ngôn luận cho dù là tự do ngôn luận vì môi trường.
Các bản án dành cho những người bất đồng chính kiến mới đây như Trần Hoàng Phúc 6 năm, Vũ Quang Thuận 8 năm tù, ông Nguyễn Văn Điển 6 năm 6 tháng tù liên quan đến Điều 88 thì sẽ thấy làm người bất đồng chính kiến là trái pháp luật và chỉ có một kết cục duy nhất là đi tù.
Truyền thông độc lập như Việt Nam Thời báo – một tờ báo độc lập hiếm hoi trong số hon 800 tờ báo chính thống – vẫn liên tục bị nhà cầm quyền ngăn chặn không cho người dân tiếp cận với thông tin của trang này ở trong nước thì rõ ràng truyền thông độc lập không hề có chỗ đứng ở Việt nam.
Tổ chức Minh bạch thế giới còn đề nghị rằng cần phải giảm thiểu các quy định về truyền thông truyền thống và hiện đại, đảm bảo rằng các nhà báo có thể hoạt động mà không có cảm giác sợ bị đàn áp, đánh đập hay trả đũa.
Các quy định về truyền thông ở Việt Nam luôn chịu sự chi phối của bộ 4T và chủ trương, chính sách của Đảng. Theo đó các vấn đề nhạy cảm, không có lợi cho công cuộc chống tham nhũng ở một khía cạnh nào hay một ai đó sẽ bị cấm đăng, hoặc cho đăng rồi gỡ xuống hoặc chỉ cho đăng một phần. Điều này thể hiện rõ trong các bài viết nêu thành tích tăng bậc chỉ số cảm nhận tham nhũng.
Các chi tiết quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng lớn đến sự minh bạch của một quốc gia là tự do ngôn luận và báo chí, tự do thông tin và biểu đạt, không gian cởi mở dành cho XHDS, bất đồng chính kiến – những vấn đề cốt lõi của dân chủ và tự do – đều được các báo chí chính thống đồng loạt bỏ qua. Nếu được đảm bảo việc tiếp thông tin và bảo vệ các quyền tự do cơ bản trên thì sẽ tận dụng được đà phát triển của Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs) nhằm ủng hộ và thúc đẩy cải cách ở cấp quốc gia và toàn cầu.
Tuy nhiên nghề làm báo, nhất là các nhà báo dám dấn thân cho công cuộc chống tham nhũng và các nhóm lợi ích lại là luôn phải đối diện với nhiều nguy hiểm, rủi ro bị hành hung, bị kỷ luật, cô lâp rồi bị thôi việc hay cả bị ghép vào tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo điều 281 BLHS để điều tra. Ví dụ cho sự không an toàn trong khi tác nghiệp chống tham nhũng – sai phạm của viên chức tại Việt nam có thể kể đến nhà báo Nguyễn Văn Hải (phó trưởng đại điện Văn phòng báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội) và Nguyễn Việt Chiến (phóng viên báo Thanh Niên) bị bắt giam năm 2008 trong vụ PMU18, Hoàng Khương năm 2012 phải chịu án 4 năm tù, Quang Thế năm 2016 bị công an đánh đập, và còn rất nhiều trường hợp các phóng viên bị các nhóm côn đồ hành hung vì xung đột lợi ích khi đưa tin tiêu cực hay chống tham nhũng.
Chiến lược riêng cho các nước châu Á
Riêng với vùng Châu Á, Tổ chức Minh bạch thế giới cũng đã đưa ra các chiến lược nhằm phòng chống tham nhũng hiệu quả là đề ra các luật và các thể chế có thể ngăn cản tham nhũng xảy ra ngay từ đầu; giảm bớt sự trừng phạt đối với tham nhũng; cải thiện không gian để xã hội dân sự lên tiếng, cải thiện tính toàn vẹn và giá trị. Trong đó ở điểm kêu gọi giảm bớt sự trừng phạt đối với tham nhũng thì cần lưu ý rằng hệ thống công lý độc lập và chuyên nghiệp với đội ngũ cảnh sát và công tố phục vụ cho công lý mà không phải là phục vụ cho việc phô diễn quyền lực. Hơn nữa Xã hội dân sự và các chính phủ nên thúc đẩy các luật tập trung vào việc tiếp cận thông tin để giúp nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong khi giảm cơ hội tham nhũng.
Trong các chiến lược đề nghị này, thì biện pháp phòng chống tham nhũng ngay từ đầu dường như là điệp vụ bất khả khi mà tham nhũng đã ăn vào từng ngóc ngách của xã hội, từ việc đút lót phong bì ở trường học, bệnh viện, cho đến việc ăn dày hàng ngàn tỷ đồng ở các cơ quan nhà nước. Ngay cả với nhận định cảnh sát giao thông – một trong 4 ngành có tham nhũng nặng nhất- “chỉ có dăm ba chục ngàn thì làm sao gọi là tham nhũng” để bao che hành động tham nhũng nhức nhối của cấp dưới đã là một rào cản cho việc quét tham nhũng đến tận gốc.
Thậm chí chiến dịch đốt lò được cho là tác nhân góp phần làm cho chỉ số chống tham nhũng lên hạng cũng là hành động chống tham nhũng có chọn lọc. Người ta có thể thấy quan chức xộ khám gần đây là thân tín của ông Dũng, còn lại thì vẫn bình an vô sự như biệt phủ Yên Bái sau khi nộp phạt 5 triệu đồng, các sai phạm diễn ra liên tục trong ngành y tế mà người đứng đầu ngành là bà Kim Tiến vẫn tại vị.
Chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng được nhiều người cho rằng bình phong cho việc thanh trừng nội bộ nhằm củng cố địa vị và quyền lực của phe bảo thủ trong đảng cầm quyền. Điều này đã mâu thuẫn với một trong các chiến lược phóng chống tham nhũng hiệu qủa theo Tổ chức Minh bạch thế giới với yêu cầu không phục vụ cho việc phô diễn quyền lực của cơ quan công quyền.
Năm 2018, ông Trọng lên kế hoạch điều tra, xét xử và truy tố 21 vụ án tham nhũng kinh tế. Nhưng chỉ 21 vụ được đưa ra ánh sáng thì còn lại vô số các vụ khác sẽ ra sao? Cứ thử nhìn vào các con số mà kiểm toán nhà nước đưa ra thì đã có hơn 21 vụ sai phạm cần được xét xử. Đó chỉ mới là những con số của một số các dự án BT sai phạm hàng triệu đô la và sai phạm của ngành y tế vốn chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Ông Trọng liệu cho dám làm theo các đề nghị về tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, cho phép XHSD và bất đồng chính kiến hoạt động công khai – tự do để giám sát quá trình phòng chống tham nhũng để cho chiến dịch đốt lò được diễn ra một cách công khai minh bạch?
Điểm số hay bảng xếp hạng không góp phần làm giảm thiểu tham nhũng một cách hiệu quả mà là sự kết hợp giữa các phương pháp, những thay đổi đáng kể và cải cách cần thiết mà chính phủ phải thực hiện với sự đóng góp của các tổ chức dân sự xã hội. Ông Trọng đã quyết về mặt đảng, còn chính phủ và XHDS sẽ nằm ở đâu trong bàn cờ chống tham nhũng này?
Muốn đốt lò nhưng thiêu thịt của bọn chạy những dự án vĩ đại nay Đảng tim chưa ra ?
Chọng lú chưa đưa thằng cự vào lò tôn thì chống cái gì ?
Hồn vía “cha già tàu khựa” ăn vào máu rồi, làm sao mà dám !
Thằng võ kim Cu là tội đồ của nhân dân Hà Tĩnh ( FORMOSA )
Con mụ tiếng ruồi bộ y tế nhập thuốc giả vào giết biết bao sinh mạng người, mà giờ này thằng cặc và cái hỉm vẫn trơ ra đó. Đó các bạn thấy không?
gia muon chet roi con ko ve nua