Kon Tum: Gia đình thương bệnh binh bị cưỡng chế tài sản (*)
Minh Hải (VNTB)
Mất sức 61% vì những năm tháng cống hiến trong quân ngũ, người thương bệnh binh Đinh Chí Huân (Cư trú tại: Tổ dân phố 6, Thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) còn phải đối diện cảnh chị em chiếm đoạt tài sản và cách giải quyết tranh chấp như dồn dân vào đường cùng của chính quyền huyện khiến gia đình người thương bệnh binh phải đối diện muôn ngàn khó khăn…
Căn cứ vào những gì do gia đình cung cấp và đơn trình báo do ông Đinh Chí Huân viết 6/11/2013 gửi Ủy ban huyện Ngọc Hồi, phòng Tài nguyên Môi trường huyện Ngọc Hồi và Ủy ban Thị trấn Plei Kần thì Việt Nam Thời Báo (VNTB) hiểu được vụ việc như sau:
Là thương bệnh binh mất sức 61%, vào năm 1986 ông Đinh Chí Huân công tác trung đoàn 732, binh đoàn 15. Vợ ông Huân là bà Võ Thị Hòa, giáo viên trường 732. Vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó nên vợ chồng ông Huân có ra phát rẫy và trồng lúa nương cùng với anh chị là ông Võ Minh Tiên và bà Lê Thị Hoan tại ngã tư bến Hét, nay là đường Hai Bà Trưng với diện tích khoảng hơn 4000m2 đất. Do tin tình cảm anh em nên vợ chồng ông Huân có nhờ vợ chồng ông Tiên bà Hoan đứng ra làm sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) giúp nên sổ đỏ lúc bấy giờ đứng tên bà Hoan.
Đến năm 2000, vợ chồng ông Huân có đưa cho vợ chồng ông Tiên bà Hoan 900.000 đồng để cắt sổ đỏ nhưng vợ chồng ông Tiên bà Hoan chưa cắt được và có cầm tiền của vợ chồng ông Huân.
Sau đó gia đình ông Huân có ra đào hố cà phê và dựng nhà gỗ nhưng lúc bấy giờ cán bộ địa chính đến lập biên bản thông báo nhà và không được trồng cây lâu năm, đất này chỉ được trồng lúa, cây hoa màu vì đất này có nằm trong vùng quy hoạch đô thị với chủ trương mở rộng khu vực phía Nam thị trấn Plei Kần. Gia đình ông đã chấp nhận bị thu hồi 2.695m2 đất, phần diện tích đất còn lại khoảng 392m2 (ngang 49m x rộng 8m)
Tháng 8/2003 địa chính có gọi gia đình ông Huân lên để lấy tiền đền bù đất làm đường được thể hiện bằng văn bản với số tiền hơn 1 triệu đồng/ 2.695m2, tức là khoảng hơn 400đồng/m2 đất Thị trấn.
Anh Quân, người con trai của ông Huân chia sẻ với VNTB:
“Năm 1974, cha tôi là ông Đinh Chí Huân đi bộ đội vào chiến trường ở Kon Tum và ở lại trong quân đội một thời gian. Khoảng những năm cuối thập niên 1980 thì cha tôi về cùng gia đình khai hoang mảnh đất”
“Gia đình tôi không có tái định cư gì hết. Ở đây tôi thấy theo chế độ, cha tôi là bộ đội mất sức 61% , hầu hết đồng đội của ông đều được cấp đất nhưng cha của tôi thì không”
Sau khi làm đường xong, tức là đoạn đường Hai Bà Trưng vào năm 2005, gia đình ông Huân có ra tái sử dụng phần diện tích đất còn lại đều đặn liên tục cho đến năm 2011 với lý do sức khỏe nên vợ chồng ông Huân để lại cho con cái sử dụng. Vào thời điểm này, bà Hoan đã ly hôn ông Tiên và có sang mượn mảnh đất này để sử dụng trong vòng 3 năm, trả vào năm 2014.
Tháng 11/2013, gia đình ông Huân phát hiện có người xây dựng trái phép trên mảnh đất này. Gia đình ông Huân có hỏi người này thì nhận được câu trả lời là mua đất lại của bà Hoan có thể hiện bằng văn bản.
Xét thấy có người chiếm đoạt tài sản của gia đình nên vợ chồng ông Huân cho con cái ra cản ngăn việc xây dựng nhà trái phép và xây móng bảo vệ đất.
Anh Quân chia sẻ tiếp:
“Phần đất còn lại chính quyền nói thuộc diện quy hoạch nên không cho làm nhà, còn ít thôi nên để đó trồng hoa màu. Bà Lê Thị Hoan trước đây là vợ của người cậu, sau năm 2002 thì hai người này ly hôn. Nhà bà Hoan do ở sát diện tích đất còn lại nên nên sang nói ba mẹ của mượn trồng sắn (khoai mì). Mượn được một, hai năm thì bà Hoan lại bán cho một người đàn ông tên Cường (Cừ). Người ta xây móng làm nhà từ đó mới đưa vụ việc ra khiếu nại.”
Sự việc vỡ lỡ, bà Hoan có sang nhà ông Huân thương lượng nhưng con cái vợ chồng ông Huân không chấp nhận vì gia đình hiện không có đất ở nên để lại cho con cái sau này làm nhà. Thấy gia đình ông Huân kiên quyết nên bà Hoan đã nói là bà có sổ đỏ, ra chính quyền là gia đình ôngHuân sẽ thua nên bà nói chỉ để cho gia đình ông Huân 15m đất.
Xét thấy diện tích đất của gia đình không cần thiết phải chia vì ông Huân nghĩ gia đình đã làm trên mảnh đất ấy từ năm 1986 đến nay, chính quyền sở tại và người dân đều biết, qua nhiều nhiệm kỳ của chủ tịch và địa chính đều biết mảnh đất trên là của gia đình ông Huân và do gia đình ông Huân sử dụng. Vì lẽ này mà gia đình ông Huân viết đơn trình báo mong các cấp chính quyền huyện Ngọc Hồi xem xét giải quyết.
“Gia đình tôi viết đơn trình báo, những người sống chung quanh họ làm chứng ký vào hết rồi và gia đình đưa lên chính quyền từ năm 2013 nhưng họ không giải quyết, họ nói đất đã thu hồi rồi. Gia đình tôi có hỏi nếu thu hồi rồi sao bà Hoan bán cho ông Cường để ông Cường xây móng nhà được? Bản thân đất nhà tôi bị thu hồi đây, dựng cái chòi cũng không được.”- Lời của anh Quân.
Tuy nhiên, hồi đáp lại đơn trình bày của gia đình ông Huân, Ủy ban huyện Ngọc Hồi đã ra Công văn số 26/UBND-NC ngày 07/04/2014và Công văn số 02/UBND-NC ngày 8/1/2018 do Chủ tịch Trần Văn Chi ký cho rằng không có cơ sở xem xét giải quyết vì: Qua rà soát toàn bộ hồ sơ kết hợp kiểm tra thực địa tại khu đất dọc đường Hai Bà Trưng đến đường Lý Thái Tổ thì toàn bộ diện tích đất trên Ủy ban huyện đã thu hồi năm 2003 và các hộ bị thu hồi đã nhận đầy đủ tiền bồi thường; hiện nay, toàn bộ khu đất này do Nhà nước quản lý, việc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép của gia đình bà Hòa (vợ ông Huân) trên đất Nhà nước đang quản lý là đúng quy định của pháp luật.
Hai ngày sau Công văn số 02/UBND-NC, tức là vào ngày 10/1/2018, Ủy ban Thị trấn Plei Kần đã ra Quyết định số: 03/QĐ-CCXP về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với hộ gia đình ông Huân.
Trước việc tài sản gia đình bị cưỡng chế, bà Hòa đã lên bệnh và phải nhờ con cái đưa đi bệnh viện cấp cứu. Anh Quân bức xúc:
“Mình lên gặp Chủ tịch huyện ba, bốn lần để xin gặp đối thoại để hỏi tại sao có công văn cưỡng chế, tháo dỡ nhưng không gặp được ông Chủ tịch mà lại chỉ đạo cho Ủy ban thị trấn Plei Kần ra quyết định cưỡng chế, tháo dỡ”
Sau cưỡng chế vài ngày, Ủy ban Thị trấn Plei Kần có gọi điện thoại cho gia đình ông Huân bà Hòa lên nhận lại tài sản bị cưỡng chế và tài định cư một lô đất nhưng phía gia đình chưa
“Bữa giờ tôi không lên nữa nhưng họ (Ủy ban thị trấn) điện xuống bảo tôi lên nhận tài sản bị cưỡng chế để đem về. Tôi không lên, rồi họ nói tái định cư cho tôi một lô đất thông qua đấu giá, tôi thấy nó nằm ở nơi khỉ ho cò gáy ai mà lên đó ở cho được.”.
Anh Quân nói sẽ quyết tâm theo kiện vụ việc cho đến cùng./.
(*) Tựa nguyê thủy của tác giả
.
bi tang Tây bon cho lo cung không tha dau
dọc dài dòng quá ! túm lại là
như thế nầy phải không : người
tàn tật 61% nhưng có công mà
không có ai cán . lở trao cả thân
lẫn cũa cho bọn vô lương tâm
và dám cướp ngày .. dúng thì ok.
thương binh 61% dã là gáo dừa
rồi .thì cứ lấy lấy gáo dừa mà phang
chén kiểu .còn lại 39% sao không
dem lên cho ông chủ tịch ăn luôn
cho “trọn gói”.
Gọi là cướp luôn thành phần đu dây
Chúng ăn… của đồng đội luôn, ghê quá.