Có nhất thiết phải hành động như thế này không?

Một hành khách mặc nhiều lớp quần áo trên người để không bị hãng máy bay thu phí hành lý xách tay vượt quá trọng lượng qui định. Ảnh: FB Tuan Ngo.
Một hành khách mặc nhiều lớp quần áo trên người để không bị hãng máy bay thu phí hành lý xách tay vượt quá trọng lượng qui định. Ảnh: FB Tuan Ngo.
- Quảng Cáo -

FB Tuan Ngo |

Trưa nay, trên một chuyến bay của hãng hàng không Jetstar Pacific từ TP.HCM tới Hà Nội tôi có ghi lại cảnh một người đàn ông mặc lên tàu bay trên người một đống quần áo dù trời nơi đây đang nắng nóng trước những ánh mắt lạ lẫm của hành khách.

Tôi tò mò và hỏi chuyện thì anh cho biết: vì hành lý xách tay vượt quá trọng lượng cho phép nên nhân viên yêu cầu đóng thêm 500 nghìn đồng hoặc phải lấy ra bỏ bớt. Anh nói mình không có tiền nhưng trong valy toàn quần áo, tiếc không muốn bỏ cái nào và xin không được nên đã nghĩ ra kế là mặc hết áo lên người cho tới khi valy đủ tiêu chuẩn để mang lên tàu bay. Tôi đếm nhanh, trên người anh không dưới 7 cái áo (trong đó 3 cái áo khoác) và 2 cái quần ngủ quấn quanh cổ (trong hình có cái quần thò ra sau áo như cái đuôi).

Nhìn quần áo đã ngã màu và có cái áo khoác rách lỗ chỗ tôi nghĩ anh không phải là người có nhiều tiền. Mặc dù vậy, tôi cũng không đồng tình với cách hành xử của anh. Tất cả hành khách cần tuân thủ quy định của hãng bay. Tôi không thích nghe người ta cứ đổ tội cho cái nghèo mỗi khi họ làm sai việc gì đó. Đôi khi chúng ta tham lam, có lúc chúng ta khôn vặt chứ không phải tại nghèo mà chúng ta làm điều không phải.

- Quảng Cáo -

Tôi nêu lên điều này không có ý trách các quy định của hãng Jetstar, tôi chỉ trách cách hành xử thiếu khôn ngoan của họ trong những tình huống đặc biệt như thế này. Họ có nhiều lựa chọn để xử lý sự cố trên (thậm chí cấm bay) nhưng cách lựa chọn nhẹ nhàng và nhân văn nhất là không cân hành lý với vị khách này nữa và đề nghị họ cởi quần áo cất vào valy như cũ, đồng thời nhắc nhở họ lần sau không làm thế nữa – tôi tin rằng sẽ không mấy ai dám dùng “hạ sách” này để đối phó với hãng hàng không.

Trong trường hợp trên đây, cái mất của Jetstar Pacific không dừng ở 500 ngàn đồng phí ký gửi hành lý mà cái mất lớn hơn rất nhiều là hình ảnh của họ trong mắt khách hàng. Người dân chúng ta quen với sự cảm thông với cái nghèo khổ hơn là lên án việc làm sai trái của những người này; do vậy, nhiều khi để đợi nhận được sự thấu hiểu của khách hàng, có khi hãng này đã không còn tồn tại nữa.

Cái mất lớn hơn là việc vị khách này mặc nguyên cả thùng quần áo và “diễu hành” khắp từ quầy làm thủ tục tới trạm kiểm soát an ninh, khu vực chờ trông rất phản cảm khiến nhiều du khách quốc tế ngó nghiêng bình phẩm – tôi nghĩ họ đoán được lý do và đương nhiên, hình ảnh tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam chúng ta sẽ bị bôi xấu đi.

Hy vọng rằng những hình ảnh kiểu này sẽ không được chiếu lại trong thời gian sắp tới…

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here